e magazine
16:09 | 16/11/2023
Bài 2: Giáo dục là cốt lõi của văn hóa, văn hóa và giáo dục còn thì dân tộc còn

16:09 | 16/11/2023

Trong thời gian khá dài trước năm 1970, đất nước ta đã thực hiện miễn học phí cho học sinh, sinh viên, mặc dù ngân sách lúc đó còn rất eo hẹp. Nay, nếu Luật Thủ đô xác định được điều này thực sự là một bước đột phá rất lớn để phát triển giáo dục trong cả nước.
Bài 2: Giáo dục là cốt lõi của văn hóa, văn hóa và giáo dục còn thì dân tộc còn

Bài 2: Giáo dục là cốt lõi của văn hóa, văn hóa và giáo dục còn thì dân tộc còn

Bài 2: Giáo dục là cốt lõi của văn hóa, văn hóa và giáo dục còn thì dân tộc còn

Bài 2: Giáo dục là cốt lõi của văn hóa, văn hóa và giáo dục còn thì dân tộc còn

Trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có 1 điều quy định về giáo dục là Điều 24:

1. Xây dựng và phát triển giáo dục, đào tạo Thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao; trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, dịch vụ giáo dục và cơ chế quản lý

2. Đầu tư, xây dựng hệ thống trường học công lập không gian, cảnh quan sư phạm trong và ngoài nhà trường, đội ngũ giáo viên phục vụ tối đa nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô; bảo đảm bố trí quỹ đất xây dựng trường học ở vị trí thuận lợi; không bố trí trường học gần nghĩa trang, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm tiếng ồn, không khí.

3. Cơ sở giáo dục phổ thông công lập của Thủ đô được thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục nước ngoài.

Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp.

4. Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội quy định:

a) Cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học;

b) Mức hỗ trợ và lộ trình thực hiện việc hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông và trẻ em mầm non trên địa bàn Thủ đô không phân biệt trường công lập, dân lập và tư thục.

5. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quy định:

a) Các tiêu chí về cơ sở vật chất, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục của cơ sở giáo dục chất lượng cao, cơ sở giáo dục có nhiều cấp học; đội ngũ giáo viên, việc thuê giáo viên người nước ngoài; việc huy động nguồn lực để thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp;

b) Việc bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động giáo dục bổ trợ để phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô theo hướng tiệm cận nền giáo dục của khu vực và quốc tế.

Có thể dễ dàng nhận xét rằng quy định tại điều 24 trên đây chưa có tính quy phạm của văn bản Luật; vẫn là quy định chung chung có thể thực hiện trong toàn quốc; mặc dù có nhắc đến từ “ Thủ đô” hoặc “ Hà Nội” nhưng chưa thể hiện được tính đặc thù của Thủ đô, cũng chưa thể hiện được vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của giáo dục trong sự phát triển của Thủ đô.

Để có thể viết về giáo dục trong Luật Thủ đô, cần bám sát các yêu cầu, quan điểm trong nghị quyết của Đảng về giáo dục và trong các Quy định của Hiến pháp 2013, phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển giáo dục Thủ đô.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục xác định phát triển giáo dục “là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”.

Bài 2: Giáo dục là cốt lõi của văn hóa, văn hóa và giáo dục còn thì dân tộc còn
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dự khai giảng tại trường THCS Ngô Quyền, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Bài 2: Giáo dục là cốt lõi của văn hóa, văn hóa và giáo dục còn thì dân tộc còn

Điều 61 Hiến pháp 2013 cũng xác định rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao năng dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục”.

Thực tiễn các nước tiên tiến, sự phát triển của các Thủ đô trên thế giới và kinh nghiệm lịch sử của đất nước ta trong 78 năm qua cho thấy tầm quan trọng và vai trò, vị trí quan trọng có ý nghĩa quyết định của phát giáo dục. Giáo dục là cốt lõi của văn hóa, văn hóa và giáo dục còn thì dân tộc còn. Quan tâm đến giáo dục là quan tâm đến con người, con người là Trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Để phát triển Thủ đô không thể không quan tâm ưu tiên hàng đầu cho phát triển giáo dục, trong mọi hoàn cảnh và mọi lĩnh vực.

Thủ đô phải là tấm gương, hình mẫu, đi đầu trong lĩnh vực phát triển giáo dục. Xuất phát từ quan điểm trên đây thì trong Luật Thủ đô cần ghi nhận rõ những nội dung sau đây như những nguyên tắc pháp lý căn bản cho phát triển giáo dục Thủ đô:

1. Luật Thủ đô cần coi phát triển giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong mọi chính sách phát triển: ưu tiên trong đầu tư phát triển giáo dục. Tất cả các dự án đầu tư dều phải chú ý hàng đầu đến phát triển giáo dục ngay trong dự án, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nâng cao văn hóa và dân trí của Thủ đô, đào tạo nguồn nhân lực của Thủ đô, bồi dưỡng nhân tài Thủ đô.

2. Hình thành và phát triển cân đối hệ thống giáo dục Thủ đô trong hệ thống giáo dục quốc dân với tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, bảo đảm chất lượng giáo dục ngày càng cao đối với mọi hình thức học tập, giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi công dân thủ đô.

3. Bảo đảm công bằng và không phân biệt đối xử trong giáo dục. Sự phân biệt giữa “Công lập” và “Tư thục” chỉ khác nhau duy nhất ở nguồn đầu tư . Người học và người dạy ở công lập hay tư thục đều có cơ hội như nhau để được hưởng nền giáo dục khai phóng, để tìm kiếm tri thức và nâng cao kiến thức, để rèn luyện kỹ năng và thái độ. Nghị quyết số 29-NQ/TW xác định “Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền.” “Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo trường ngoài công lập...”.

Như vậy, chính quyền Thủ đô không chỉ chăm lo đầu tư xây dựng trường công lập mà có trách nhiệm lớn lao chăm lo cho phát triển toàn bộ hệ thống giáo dục Thủ đô, cả công lập và tư thục; bảo đảm bình đẳng trong hoạt động giáo dục nói chung, giữa những người học ở Thủ đô và giữa những người dạy ở Thủ đô.

4. Học tập là quyền con người, là quyền của công dân thủ đô, đặc biệt đó là quyền của trẻ em, Nhà nước nói chung và chính quyền Thủ đô cần tôn trọng, ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm quyền này theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013.

Bài 2: Giáo dục là cốt lõi của văn hóa, văn hóa và giáo dục còn thì dân tộc còn
Trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền học tập của trẻ em là trách nhiệm quốc gia, trước hết là thuộc về Nhà nước phải bảo đảm quyền này.

Bài 2: Giáo dục là cốt lõi của văn hóa, văn hóa và giáo dục còn thì dân tộc còn

Luật Thủ đô cần xác định rõ quyền học tập của công dân và của trẻ em Thủ đô để có lộ trình thích hợp mở rộng việc hưởng thụ quyền này trong cộng đồng dân cư Thủ đô.

5. Cần quy định rõ lộ trình miễn giảm học phí, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn học phí cho học sinh sinh viên trong toàn bộ hệ thống giáo dục Thủ đô như nhiều nước đã làm. Cả về lý thuyết và thực tiễn, học phí về bản chất là một loại thuế, lứa tuổi học sinh, sinh viên chưa phải là lứa tuổi lao động vì vậy không phải nộp “thuế”.

Toàn bộ ngân sách Nhà nước và Thủ đô đang quản lý đều là của dân, người dân đóng thuế để trước hết lo cho việc học tập của con em họ và lo cho an sinh xã hội, không có căn cứ để tiếp tục thu và tăng học phí khi người dân đã nộp thuế đầy đủ.

Theo quan điểm của Bộ Luật nhân quyền quốc tế, Luật Về quyền trẻ em và Hiến pháp 2013, trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền học tập của trẻ em là trách nhiệm quốc gia, trước hết là thuộc về Nhà nước phải bảo đảm quyền này.

Trong thời gian khá dài trước năm 1970 đất nước ta đã thực hiện miễn học phí cho học sinh, sinh viên, mặc dù ngân sách lúc đó còn rất eo hẹp. Nay nếu Luật Thủ đô xác định được điều này thì thực sự là một bước đột phá rất lớn để phát triển giáo dục trong cả nước. Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 (cách đây 10 năm) xác định ngân sách phải bảo đảm đáp ứng ít nhất 20% nhu cầu giáo dục. Luật Thủ đô cần xác định ngân sách Thủ đô phải bảo đảm ít nhất 80% nhu cầu phát triển giáo dục.

6. Để phát triển chất lượng giáo dục Thủ đô thì Luật Thủ đô cần đặc biệt quan tâm đến nhà giáo, bởi vì “nhà giáo có vai trò quyết định bảo đảm chất lượng giáo dục” như Luật giáo dục đã xác định. Việc quan tâm đến nhà giáo không những chỉ là quan tâm đến chế độ lương bổng và đời sống vật chất mà quan tâm tạo điều kiện phát triển chuyên môn, môi trường làm việc trí tuệ, tính chất lao động tự do sáng tạo, tự do học thuật, tôn vinh giá trị của nhà giáo trong giáo dục và trong xã hội, chống hành chính hóa (viên chức hóa) nhà giáo.

Hoa Đỗ

Ảnh: Khánh Huy

Trình bày: Duy Anh