e magazine
05:00 | 15/11/2023
Bài 1: Mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội trong giáo dục

05:00 | 15/11/2023

Góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi), chuyên trang Pháp luật và Xã hội xin giới thiệu quan điểm của GS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội…
Bài 1: Cần mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội trong giáo dục

Bài 1: Cần mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội trong giáo dục

Góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi), chuyên trang Pháp luật và Xã hội
xin giới thiệu quan điểm của GS.TS. Nguyễn Văn Minh
,
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 1: Cần mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội trong giáo dục
Bài 1: Cần mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội trong giáo dục

Về thực trạng, có thể thấy đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của Thủ đô cơ bản là đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. Hà Nội có nhiều trường có bề dày truyền thống và chất lượng đào tạo tốt. Tuy nhiên, Hà Nội là một địa bàn rộng (diện tích 3.359,82 km², có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 13 quận, 16 huyện, 1 thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn).

Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã. Sự phân bố dân cư giữa các địa phương của Hà Nội không đồng đều, nội thành và các khu chung cư có mật độ cao; các huyện ngoại thành mật độ dân cư thấp hơn. Điều này dẫn đến sự bất cập về hệ thống trường học đáp ứng cho nhu cầu học tập của học sinh.

Từ đây cũng đặt ra đối với quy hoạch của thành phố về vấn đề trường lớp. Hà Nội là địa phương có số lượng trường tư thục, trường có yếu tố quốc tế thuộc hạng lớn nhất cả nước. Ngoài ra, trên địa bàn Thủ đô còn có hệ thống trường chuyên, trường thực hành thuộc các trường đại học. Về chất lượng, như đã trình bày, chất lượng giáo dục đào tạo của Thủ đô so với các địa phương trong cả nước nằm trong nhóm đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo Thủ đô vẫn chưa mang tính dẫn dắt, chưa có các mô hình điển hình trong giáo dục có thể nhân rộng; mặc dù có các trường có yếu tố quốc tế, trường quốc tế nhưng trong vận hành còn không ít bất cập; thiếu các nghiên cứu bài bản nên khi thí điểm vấp phải khó khăn. Vì vậy, để “xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo” giáo dục và đào tạo Thủ đô cần có các mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội.

Điều này đòi hỏi công tác quy hoạch phải có tầm nhìn và dự báo rất đúng mức. Bảo đảm điều kiện trường lớp, đội ngũ để “ai ai cũng được học hành”. Cần quyết liệt hơn khi triển khai các khu đô thị phải đồng bộ với nó là trường học; với khu vực nội đô, cần xem lại mô hình trường học đạt chuẩn trong thời đại 4.0.

Trong quy hoạch thủ đô cần xác định rõ giữa việc xây dựng các khu đô thị, khu sản xuất phải đồng thời có đất cho giáo dục, y tế. Cần có tầm nhìn dài hạn cho vấn đề này. Trong chương trình giáo dục địa phương cần làm rõ nội hàm “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” một cách cụ thể và phải đưa vào trong chương trình giáo dục.

Giáo dục đại trà là an sinh xã hội, là ưu việt và bình đẳng xã hội. Tôi cho rằng, Thành phố Hà Nội cần đặc biệt quan tâm đến diện rộng này, trong đó có các khu công nghiệp, các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc. Với giáo dục mũi nhọn, củng cố và phát triển hệ thống vốn có.

Các trường chất lượng cao (không chỉ chất lượng mà còn dịch vụ) nên chăng xã hội hóa và để tư nhân đầu tư. Không nên biến các trường công thành trường chất lượng cao (cơ sở vật chất, mặt bằng do Thành phố đầu tư), điều này vô hình trung tạo nên bất bình đẳng, trong khi những khu vực nội đô đang thiếu phòng học cho học sinh.

Đặc biệt, cần có chính sách ưu tiên hơn nữa cho các đơn vị đầu tư giáo dục về mặt bằng, về đất đai, về thuế. Cần bảo đảm hệ thống công lập cho mọi đối tượng trong lứa tuổi đến trường. Ưu tiên đầu tư toàn diện cho giáo dục đại trà, cho các vùng nông thôn, miền núi, khu công nghiệp. Thực hiện xã hội hóa nhằm đáp ứng cho các đối tượng người học khác nhau.

Bài 1: Cần mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội trong giáo dục
Lễ khai giảng của học sinh Trường THPT Hồ Tùng Mậu, Hà Nội

Bài 1: Cần mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội trong giáo dục

Tôi kiến nghị, cho phép Hà Nội được tạo sự liên thông, liên kết với hệ thống giáo dục khu vực và quốc tế và được phép điều chỉnh chương trình phù hợp theo thông lệ quốc tế ở mức độ cơ bản.

Hà Nội là thành phố lớn, lại có nông thôn, có các khu công nghiệp, thậm chí có cả miền núi, có các cộng đồng dân tộc khác nhau. Đây là cơ hội tốt để Hà Nội đi đầu xây dựng các mô hình giáo dục phù hợp và trên cơ sở đó phát triển ở các địa phương khác.

Ngoài việc Hà Nội được phép xây dựng hệ thống trường liên cấp, có thể xây dựng các trường nghề phù hợp với các khu vực phát triển khác nhau gắn bó chặt chẽ với giáo dục phổ thông; các trường trung học phổ thông gắn với giáo dục nghề nghiệp.

Chúng ta đã nói nhiều đến mong muốn về ngôi trường thông minh và hạnh phúc, trong thời đại chuyển đổi số, việc xây dựng mô hình trường học phù hợp với thời đại cần được đặt ra như một giải pháp đột phá. Trường học thông minh là mô hình trường học tiên tiến và thích ứng cao với môi trường công nghệ và sự phát triển nhanh của xã hội hiện đại.

Trường học thông minh vận dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực trên nền tảng ứng dụng tiến bộ công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và sự phát triển của từng học sinh nói riêng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước đối với giáo dục phổ thông trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi.

Do đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ, Hà Nội được phép xây dựng hệ thống trường học quy chuẩn theo thông lệ quốc tế và có cơ chế đầu tư phù hợp; được quyền đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên theo yêu cầu của địa phương theo cơ chế riêng; được quyền sắp xếp lịch học phù hợp.

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương được thực hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ những quốc gia nghèo, kém phát triển mà ngay cả ở các quốc gia phát triển, công tác xã hội hóa giáo dục càng được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả.

Hà Nội là thành phố có đủ điều kiện để triển khai xã hội hóa giáo dục. Do đó, dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi cần có điều khoản cụ thể đối với vấn đề xã hội hóa trong giáo dục, có chính sách ưu tiên, cả về đất đai, thuế và quyền tự quyết trong xây dựng mô hình, tổ chức thực hiện.

(Còn nữa)

Hoa Đỗ

Ảnh: Khánh Huy

Trình bày: Duy Anh