e magazine
09:00 | 02/08/2023
Bài 1: Một trong 10 thành phố giàu bản sắc văn hóa

09:00 | 02/08/2023

Quãng thời gian 15 năm sau dấu mốc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008 - 1/8/2023) theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 là cái chớp mắt của lịch sử. Nhưng đó cũng là dấu mốc quan trọng để điểm xuyết và khẳng định những chủ trương mở rộng địa giới hành chính, đưa Hà Nội trở thành Thủ đô lớn thứ 17 trên thế giới là đúng đắn.
Bài 1: Một trong 10 thành phố giàu bản sắc văn hóa
Bài 1: Một trong 10 thành phố giàu bản sắc văn hóa nhất thế giới mà mỗi người nên đến ít nhất một lần

Đánh giá về sự phát triển du lịch của Hà Nội sau mở rộng địa giới, nhiều chuyên gia vẫn có nhận định về những kết quả đạt được chưa thực sự đúng với tiềm năng lớn của Hà Nội.

Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30/9/2020 về thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo kế hoạch này, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 đón 35-39 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 8-9 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 151 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP, đón 48-49 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 13-14 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 270-300 nghìn tỷ đồng.

Bài 1: Một trong 10 thành phố giàu bản sắc văn hóa nhất thế giới mà mỗi người nên đến ít nhất một lần

Thời gian qua, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, Hà Nội hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với khu vực và quốc tế. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của Hà Nội đi kèm với những tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Chất lượng dịch vụ tại một số điểm đến chưa cao. Hệ thống cơ sở lưu trú chưa thực sự đồng bộ.

Các doanh nghiệp lữ hành có quy mô nhỏ, khó dẫn dắt thị trường du lịch quốc tế. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, nhất là về trình độ ngoại ngữ và tính chuyên nghiệp. Kết cấu hạ tầng du lịch, đường giao thông tiếp cận các điểm du lịch còn chưa tốt. Việc triển khai một số dự án phát triển du lịch còn chậm, dẫn đến thiếu khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng quy mô lớn, ảnh hưởng tới mục tiêu thu hút du khách lưu trú tại Hà Nội dài ngày.

Cũng giống như các TP lớn trên thế giới, Hà Nội trải qua nhiều lần nâng cấp, cải tạo và mở rộng. Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội đã trở thành TP lớn thứ 17 trên thế giới, lớn nhất cả nước về diện tích và thứ hai về dân số. Đặc biệt với Quyết định số 768/QĐ-TTg, ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi vùng Thủ đô đã được mở rộng từ 7 lên 10 tỉnh.

Vùng Thủ đô bao gồm toàn bộ ranh giới TP Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang. Đây là vùng kinh tế tổng hợp, là vùng giao thoa giữa các vùng quan trọng (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc).

Bài 1: Một trong 10 thành phố giàu bản sắc văn hóa nhất thế giới mà mỗi người nên đến ít nhất một lần

Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị trung tâm, đô thị động lực của cả vùng có vai trò kết nối, thúc đẩy sự phát triển chung chính nó, của vùng Thủ đô và của cả nước. Việc nhận thức đúng đắn về các nguồn lực văn hóa và tăng cường tính kết nối, liên kết giữa Hà Nội với các tỉnh thành, địa phương trong vùng Thủ đô trong phát huy các nguồn lực văn hóa và phát triển thương hiệu “Thành phố sáng tạo” của Thủ đô hiện nay có ý nghĩa cấp thiết, quan trọng trong phát triển Thủ đô bền vững.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, ngày 1/8/2008, sau khi Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội được bổ sung một nguồn tài nguyên văn hóa rất phong phú của tỉnh Hà Tây cũ - miền đất của văn hóa xứ Đoài với rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nhiều làng nghề thủ công truyền thống, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng… nổi tiếng.

Hà Nội hiện nay kết hợp bởi 3 vùng văn hóa: Vùng văn hóa thứ nhất là Hà Nội cũ (gồm 10 quận nội thành trước khi mở rộng năm 2008), đây là vùng văn hóa được hình thành từ lâu, chịu ảnh hưởng của các văn hóa được tiếp biến từ bên ngoài (chủ yếu là Pháp), với mức độ văn minh khá cao, văn hóa của vùng trung tâm này được hình thành từ các vùng miền khác nhau bởi những người nhập cư nên cũng rất đa dạng. Vùng văn hóa có thể được coi là vùng văn hóa lõi, mang cốt cách và tinh thần của Hà Nội, như nhiều người gọi là vùng đất “Nghìn năm văn hiến” với những cái tên “Long Đỗ”, “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Kinh đô”,…;

Bài 1: Một trong 10 thành phố giàu bản sắc văn hóa nhất thế giới mà mỗi người nên đến ít nhất một lần

Vùng văn hóa thứ hai là về phía Tây và Bắc của Hà Nội, đây là vùng văn hóa mang đặc trưng của trung du (bán sơn bán địa) và chịu ảnh hưởng của văn hóa vùng núi cao. Hình thái sản xuất của người dân của vùng văn hóa này là thuần nông, trồng trọt các loại cây trái ở đồi như chè, khoai, sắn, sơn, bạch đàn,… (đây là vùng văn hóa chứa đựng rất nhiều truyền thuyết, người dân chân chất ít màu mè.

Vùng văn hóa thứ ba ở phía Đông và tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội: Nam của Hà Nội là vùng văn hóa đồng bằng châu thổ sông Hồng, điển hình của nền văn minh lúa nước, hình ảnh đặc trưng của làng xã Bắc Bộ được hiện thị khá đậm nét ở vùng này, nó cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa biển. Mặc dù mỗi vùng có hiện tượng văn hóa giao thoa và chồng lấn nhau, có phong tục tập quán khác nhau trong “quan, hôn, tang tế”, lễ hội, ẩm thực, trang phục, và các hoạt động tâm linh không hoàn toàn giống nhau.

Trước đây, Hà Nội được xây dựng, phát triển trên nền tảng vững chắc của nền văn minh châu thổ sông Hồng, gắn liền với Cổ Loa - Thăng Long và vùng đất Kinh kỳ. Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, không gian Hà Nội có thêm phần đất của các tỉnh lân cận của tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc và toàn bộ tỉnh Hà Tây - vùng đất của xứ Đoài và trấn Sơn Nam hạ cổ xưa. Là đất kinh đô ngàn năm văn hiến, kinh thành lớn gần như liên tục trong suốt hàng nghìn năm đã tạo nên bề dày lịch sử, văn hóa đặc thù của vùng đất Thăng Long - Hà Nội, đây cũng là nơi chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng mang giá trị hội tụ, chắt lọc, kết tinh, tiêu biểu và toả sáng của dân tộc, ghi dấu ấn đậm nét của những địa danh tiêu biểu cho lịch sử ngàn năm văn hiến, nơi các tầng văn hóa, các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng có mật độ dày đặc. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội phong phú, đa dạng.

Ngày nay, bên cạnh một Hà Nội hiện đại để hội nhập với thế giới, vẫn còn một Hà Nội 36 phố phường, một Hà Nội có trên 1.200 làng nghề; bên cạnh một Hà Nội hiện đại với những tòa cao ốc chọc trời vẫn còn một Hà Nội rêu phong cổ kính... và dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, người Việt Nam đều không khỏi cảm thấy bồi hồi xúc động mỗi khi nhìn thấy hình ảnh thành Cổ Loa, chùa Một Cột, Hồ Gươm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Chùa Trấn Quốc, Cột cờ Hà Nội… đó cũng là những dấu hiệu bạn bè quốc tế nhận ra Việt Nam.

Bài 1: Một trong 10 thành phố giàu bản sắc văn hóa nhất thế giới mà mỗi người nên đến ít nhất một lần

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có trên 5.922 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có trên 2.396 di tích đã được xếp hạng, là địa phương có số di sản văn hóa thế giới, di sản quốc gia đặc biệt nhiều nhất trong cả nước. Tinh hoa văn hóa của đất kinh kỳ còn là những di sản văn hóa phi vật thể có trữ lượng khá lớn, phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hóa của người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Văn hóa phi vật thể Hà Nội là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt văn hóa của cả nước, để tạo nên bản sắc Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng”. Vì lẽ đó, Lifehack đã đánh giá Hà Nội là một trong 10 thành phố giàu bản sắc văn hóa nhất thế giới mà mỗi người nên đến ít nhất một lần trong đời.

Bài 1: Một trong 10 thành phố giàu bản sắc văn hóa nhất thế giới mà mỗi người nên đến ít nhất một lần

Những năm gần đây, Hà Nội triển khai rất nhiều chương trình, dự án lớn trong lĩnh vực sáng tạo thiết kế, nhằm phát huy những giá trị nổi bật các nguồn lực văn hóa, phục vụ đời sống văn hóa của Nhân dân Thủ đô, cả nước và bạn bè quốc tế.

Điển hình như: Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm; Không gian bích họa Phùng Hưng; Hợp tác xã Vụn Art (mái nhà của người khuyết tật thiết kế tranh ghép từ những mảnh vải vụn); dự án Tinh hoa làng nghề Việt Nam (hoạt động thiết kế sáng tạo đương đại, kết nối thủ công mỹ nghệ truyền thống); đề án Tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội; không gian kiến trúc văn hóa Bảo tàng Hà Nội. Các công trình kiến trúc đương đại tiêu biểu như cầu Nhật Tân với 5 tháp trụ được chiếu sáng tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội cũng khẳng định sự sáng tạo trong thiết kế… Những sản phẩm này không những phát huy các giá trị kinh tế - xã hội của nguồn lực quan trọng, mà còn nhằm bảo vệ bản sắc văn hóa truyền thống Hà Nội và vùng Thủ đô.

Khác với các loại vốn hữu hình như tài nguyên, lao động, vốn, nguồn lực văn hóa là loại vốn của cả cộng đồng dân tộc chứ không phải của một cá nhân hay nhóm người và nó có tính cộng hưởng. Nghĩa là càng có nhiều người sử dụng vốn này thì càng tạo ra giá trị ngày càng nhiều và tăng thêm chứ không vơi đi. Hơn nữa, các nguồn lực văn hóa Hà Nội không chỉ đóng góp gián tiếp, trực tiếp cho sự phát triển kinh tế Thủ đô mà nó còn có vai trò gắn kết các nguồn lực kinh tế, chính trị, xã hội với nhau.

Với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, nguồn lực văn hóa hiện diện và thẩm thấu vào các các nguồn lực khác, là chất keo/là sợi dây gắn kết các nguồn khác. Văn hóa chi phối tới tư duy phát triển kinh tế, phát triển chính trị, phát triển xã hội; có tác động không nhỏ trong việc lựa chọn các mô hình, các thể chế kinh tế, chính trị, xã hội; gắn mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội với mục tiêu phát triển con người của Hà Nội, vùng Thủ đô và cả nước.

Bài 1: Một trong 10 thành phố giàu bản sắc văn hóa nhất thế giới mà mỗi người nên đến ít nhất một lần

Bài: Thái Phương

Ảnh: Khánh Huy

Thiết kế: Thanh Tuấn