Thứ năm 18/04/2024 18:26

ASEAN luôn có vị trí quan trọng trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 3-8, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc.
ASEAN luôn có vị trí quan trọng trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã trưởng thành và phát triển lớn mạnh trong ba thập kỷ qua

Đây là hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) và các Hội nghị liên quan. Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi (Vương Nghị) và Tổng Thư ký ASEAN cùng dự Hội nghị.

Bộ trưởng Vương Nghị khẳng định, ASEAN luôn có vị trí quan trọng trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Trung Quốc luôn ủng hộ các nỗ lực xây dựng Cộng đồng và vai trò trung tâm của ASEAN, mong muốn nâng quan hệ Đối tác chiến lược lên tầm cao mới nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ.

Trung Quốc cho rằng quan hệ Trung Quốc – ASEAN tiếp tục đạt kết quả quan trọng trên tinh thần láng giềng hữu nghị và đối tác, ứng phó kịp thời, hiệu quả với đại dịch, tích cực duy trì và thúc đẩy thương mại, đầu tư; đã tài trợ 119 triệu liều và sẽ tiếp tục cung ứng vắc-xin cho ASEAN, hỗ trợ xây dựng trung tâm sản xuất và phân phối vắc-xin khu vực, cung cấp các vật tư y tế thiết yếu, khởi động triển khai Sáng kiến hợp tác Y tế ASEAN-Trung Quốc, tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hợp tác những người bạn vắc-xin ASEAN-Trung Quốc, và triển khai Chương trình hợp tác quản lý y tế công cộng ASEAN-Trung Quốc (PROMPT) hỗ trợ nâng cao năng lực ứng phó dịch bệnh cho các nước ASEAN.

Thay mặt ASEAN, với tư cách là nước điều phối quan hệ, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines nhất trí quan hệ ASEAN-Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và vững chắc 30 năm qua, hoan nghênh Trung Quốc tham gia và đóng góp tích cực trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

ASEAN cảm ơn và đánh giá cao Trung Quốc đã hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho ASEAN ứng phó COVID-19 ngay từ khi dịch bệnh mới bùng phát, tài trợ 1 triệu USD cho Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19, cung cấp vắc-xin và vật tư y tế giúp các nước ASEAN thời gian qua.

Các nước hoan nghênh hợp tác ASEAN-Trung Quốc vẫn được duy trì bất chấp khó khăn bởi COVID-19. Hai bên tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của nhau trong 6 tháng đầu 2021, với tổng kim ngạch thương mại đạt 516,9 tỷ USD.

Hai bên nhất trí tiếp tục ưu tiên phối hợp kiểm soát hiệu quả COVID-19, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau đẩy mạnh các nỗ lực phục hồi bền vững.

ASEAN đề nghị phối hợp tạo thuận lợi trao đổi thương mại, đầu tư, tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), thúc đẩy sớm phê chuẩn Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để tạo động lực tăng trưởng mới. Trung Quốc đề xuất tiếp tục xác định chủ đề Hợp tác phát triển bền vững cho năm 2022, chú trọng phát triển xanh và giảm khí thải các-bon; đồng thời xem xét tăng đóng góp cho Quỹ hợp tác ASEAN-Trung Quốc.

Về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, Hội nghị khẳng định duy trì môi trường hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có ở Biển Đông, là quan tâm và lợi ích chung của cả ASEAN và Trung Quốc.

Các Bộ trưởng hoan nghênh các nỗ lực sớm nối lại đàm phán bộ Quy tắc ứng xử COC, bao gồm Cuộc họp quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về triển khai DOC lần thứ 19 ngày 7-6-2021 tại Trùng Khánh.

Các Bộ trưởng cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và thúc đẩy đàm phán xây dựng COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Trung Quốc hoan nghênh kết quả Hội nghị các Nhà lãnh đạo ASEAN ngày 24-4-2021, ủng hộ vai trò của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Mi-an-ma tìm giải pháp ổn định tình hình.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã trưởng thành và phát triển lớn mạnh trong ba thập kỷ qua. Bộ trưởng hoan nghênh đề xuất nâng cấp quan hệ ASEAN-Trung Quốc và đề nghị hai bên cần khai thác tốt các tiềm năng hợp tác rộng lớn, tăng cường hợp tác kinh tế, hỗ trợ thương mại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, vào thị trường Trung Quốc và ngược lại;

Thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực và các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, trong đó có Mê Công – Lan Cang (Lan Thương); đánh giá cao và mong Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cung cấp vắc-xin và nâng cao năng lực ứng phó y tế cho các nước ASEAN.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh các bên cần thể hiện thiện chí hợp tác, hành động có trách nhiệm, cùng nhau hướng tới xây dựng Biển Đông hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường;

Các bên cần thượng tôn pháp luật, giải quyết các tranh chấp và khác biệt thông qua các biện pháp hòa bình; khẳng định Việt Nam cam kết cùng các nước ASEAN và Trung Quốc tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC, hoan nghênh việc nối lại đàm phán COC và khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực tối đa thúc đẩy tiến trình đàm phán hướng tới hoàn tất COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, và được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

Sau Hội nghị, Mi-an-ma chính thức tiếp nhận điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2021-2024. Hai bên nhất trí phối hợp tổ chức thành công Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN-Trung Quốc 30 năm thiết lập quan hệ.

Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Ngày 16/4, ngay sau khi kiểm tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Tối 10/4, Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn về đến Hà Nội, hoàn thành các nội dung của chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam  Đỗ Văn Chiến thăm hữu nghị Lào và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Đông Dương

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hữu nghị Lào và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Đông Dương

Sáng 9/4, Đoàn đại biểu cấp cao UBTƯ MTTQ Việt Nam do Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến làm Trưởng đoàn đã rời Thủ đô Hà Nội bắt đầu chuyến thăm và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường

Trước phản ánh tại một số khu vực, dự án, khu chung cư có căn hộ, nhà ở với mức giá cao bất thường; có hiện tượng thổi giá, làm giá, đầu cơ, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các dự án chung cư có hiện tượng này.
Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước

Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước

Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ nguyên tắc tiếp cận để quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường nước tạo điều kiện để xây dựng một kế hoạch tổng hợp thực hiện quản lý hệ thống nước bền vững cho TP Hà Nội.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội thống nhất tăng số lượng HĐND của TP Hà Nội là 125 đại biểu. Đồng thời, cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn thuộc TP Hà Nội.
Quy định thẩm quyền đặc thù đảm bảo chủ động, linh hoạt

Quy định thẩm quyền đặc thù đảm bảo chủ động, linh hoạt

Các luật gia cho biết, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này đã quy định một số thẩm quyền đặc thù cho HĐND, UBND TP thuộc TP Hà Nội, đảm bảo quyền chủ động, linh hoạt cho chính quyền HĐND, UBND; đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo quản trị đô thị mới có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động