Phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

Hà Nội được biết đến là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục sôi động và phát triển bậc nhất cả nước. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển đó là một thực tế không thể phủ nhận: Hà Nội đang dần trở thành TP có mức sống đắt đỏ nhất cả nước.
Phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Ảnh: TVPL
Phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Ảnh: TVPL

Thực tế, Hà Nội liên tục dẫn đầu danh sách các TP có chi phí sinh hoạt cao nhất cả nước. Giá nhà đất, giá cả dịch vụ, ăn uống, đi lại... đều ở mức cao so với mặt bằng chung cả nước. Trong khi đó, cũng theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội chỉ xếp thứ 3 cả nước (6 triệu đồng/tháng), xếp sau Bình Dương (7,12 triệu đồng/tháng) và TP Hồ Chí Minh (6,6 triệu đồng/tháng). Vì vậy, mức sống đắt đỏ có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của một bộ phận người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Đầu tiên có thể kể đến gánh nặng chi phí sinh hoạt. Chi phí sinh hoạt cao đồng nghĩa với việc nhiều gia đình sẽ gặp khó khăn trong việc cân đối thu chi, trang trải cuộc sống. Điều này sẽ tạo áp lực không nhỏ cho người lao động, đặc biệt là người lao động nhập cư, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm chỗ ở phù hợp khi giá nhà đất của Hà Nội luôn đứng nhất, nhì khu vực.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận vấn đề này từ nhiều góc độ. Trong đó, Hà Nội là một trong những TP phát triển bậc nhất cả nước, việc giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao là điều khó tránh khỏi. Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư, với hơn 8 triệu người, cùng với đó là lượng người nhập cư lớn từ các tỉnh thành khác đến học tập, làm việc. Nhu cầu cao về nhà ở, dịch vụ, giáo dục,... khiến giá cả tăng cao.

Tuy nhiên, Hà Nội cũng có nhiều ưu điểm như: môi trường sống văn minh, an ninh trật tự đảm bảo, hệ thống giáo dục và y tế phát triển... Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội cũng cao hơn so với nhiều địa phương khác, nhiều cơ hội việc làm, học tập và phát triển bản thân.

Vì vậy, vấn đề cốt lõi nhất là giải quyết vấn đề về chi phí sinh hoạt. Để làm được điều này, thiết nghĩ cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, bao gồm các biện pháp kiểm soát giá cả, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển nhà ở xã hội, xây dựng nhà ở xã hội giá rẻ để đáp ứng nhu cầu của người dân có thu nhập thấp.

Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đến phát triển sinh kế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động để họ có thể chi trả cho cuộc sống.

Đẩy mạnh triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội
Thí điểm “đất khác” trong phát triển dự án nhà ở: nên ưu tiên cho phân khúc giá rẻ và nhà ở xã hội
Phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội, người dân

Duy Linh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.