Người dân sử dụng pháo hoa như thế nào cho đúng luật?

Người dân có nhu cầu đốt pháo hoa cần cập nhật quy định về sử dụng pháo hoa của Chính phủ để triển khai đúng luật và an toàn trong dịp Tết Nguyên đán 2024.
Công an quận Bắc Từ Liêm cùng lực lượng chức năng vừa kiểm tra bắt quả tang hai đối tượng Ngô Ngọc Định, SN 2006; Quách Xuân Tùng, SN 2007, đều quê Thái Nguyên, thực hiện hành vi sản xuất pháo nổ tại nhà của Định ở xóm Cao Khản, xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, Thái Nguyên
Công an quận Bắc Từ Liêm cùng lực lượng chức năng vừa kiểm tra bắt quả tang 2 đối tượng Ngô Ngọc Định, SN 2006; Quách Xuân Tùng, SN 2007, đều quê Thái Nguyên, thực hiện hành vi sản xuất pháo nổ tại nhà của Định ở xóm Cao Khản, xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.

Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ

Mua pháo hoa trong dịp Tết là quan tâm của nhiều người dân khi mà Tết Nguyên đán đã cận kề vì mong muốn tạo ra không khí tươi vui náo nhiệt, chúc mừng năm mới. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại pháo hoa sao cho đúng quy định của pháp luật thì người dân cần nắm rõ để tránh bị xử phạt cũng như đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình. Đặc biệt là cần phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ để tránh vi phạm pháp luật.

Hiện nay, Chính phủ cho phép người dân được quyền sử dụng pháo hoa trong một số sự kiện đặc biệt như cưới hỏi, sinh nhật, lễ, Tết, hội nghị, khai trương... Tuy nhiên, người dân cần lưu ý chỉ được đốt loại pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây tiếng nổ.

Đến nay, chỉ có sản phẩm pháo hoa do Nhà máy Z121 Bộ Quốc phòng sản xuất là đáp ứng yêu cầu này. Pháo hoa của Bộ Quốc phòng gồm những loại ống phun nước, cây hoa lửa, cánh hoa xoay, thác nước bạc, giàn phun viên…Người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong một số dịp đặc biệt. Tuy nhiên, cần phải hiểu đúng về pháo hoa và pháo hoa nổ theo quy định để tránh bị phạt.

Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Cty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, tại Điều 3, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định: pháo bao gồm pháo hoa và pháo nổ. Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện, sẽ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi cho tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.

Người sử dụng pháo hoa là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo trong dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, DN được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo luật sư Nguyễn Hồng Thái, hiện nay chỉ có tổ chức, DN thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa khi có đủ các điều kiện trên. Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được phép mua pháo hoa từ tổ chức, DN thuộc Bộ Quốc phòng để sử dụng trong dịp Tết nhưng không được kinh doanh buôn bán. Những công dân đủ 18 tuổi có thể mua pháo hoa. Khi mua hàng sẽ phải xuất trình CMND hoặc CCCD, điền thông tin của người mua, các sản phẩm chọn mua để lưu trữ thông tin.

Điều 11, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình có nêu rõ: trường hợp mua bán pháo hoa trái phép nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm. Còn tại điểm i khoản 3, Điều 11 của Nghị định này cũng quy định, người sử dụng pháo hoa trái phép có thể bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng.

Sử pháo hoa dụng như thế nào để đảm bảo an toàn

Tết Nguyên đán sắp đến gần, nhu cầu mua bán, sử dụng pháo hoa của người dân rất lớn. Tuy nhiên, quá trình sử dụng như thế nào để đảm bảo an toàn, phòng ngừa nguy cơ cháy nổ và đúng theo quy định của pháp luật thì không phải người dân nào cũng nắm rõ. Đã có những sự việc đáng tiếc xảy ra trong thực tế, là bài học đối với mỗi người dân.

Người dân sử dụng pháo hoa không đúng quy định an toàn về PCCC sẽ tiềm ẩn nguy cơ rất lớn dẫn đến cháy nổ. Đối với trường hợp này, tàn lửa của pháo hoa đã bắn ra hành lang của các căn hộ xung quanh, nguy cơ dẫn đến cháy nổ cao.

Tuyên truyền với người dân từ những sự việc cụ thể cho thấy, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao ý thức của người dân trong chấp hành các quy định về PCCC nói chung, quy định an toàn khi đốt pháo hoa nói riêng, cần phải được nâng cao hơn nữa.

Thượng úy Đinh Công Tùng, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, CA quận Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết: “cơ quan, tổ chức, cá nhân tuyệt đối không được mua bán, sử dụng pháo lậu; chỉ mua các sản phẩm pháo hoa có nguồn gốc từ Bộ Quốc phòng được bán thông qua hệ thống các cửa hàng, đại lý ủy quyền với giấy phép đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Để bảo quản pháo hoa, cần phải đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, không để vật nặng tì đè lên, không để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt hay các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt và để xa tầm tay của trẻ em. Quá trình vận chuyển cần phải nhẹ nhàng, không để pháo va đập mạnh và tránh vận chuyển gần các nguồn sinh nhiệt và lửa, tránh ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và môi trường”.

Cũng theo Thượng úy Đinh Công Tùng, chỉ nên mua pháo hoa với số lượng đủ dùng theo mục đích sử dụng, không nên mua số lượng lớn để dự trữ. Sử dụng pháo hoa phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi sử dụng, cần đặt pháo hoa ở nơi bằng phẳng, rộng, cách xa những vật liệu dễ bắt cháy tối thiểu 4 - 5m, khoảng cách an toàn nhất là 10m.

Người dân không sử dụng pháo hoa gần nơi chứa các chất, vật liệu đặc biệt dễ cháy nổ. Không sử dụng ở trong nhà hoặc những không gian có mái che, trên cao phải thông thoáng, không có vật cản, đường dây điện...

Bên cạnh đó, khi pháo cháy hết cần phải để nguội trong khoảng thời gian tối thiểu 15 phút, hoặc có thể tưới ướt pháo để không còn tàn lửa rồi mới cho vào thùng rác. Nếu không may xảy ra tai nạn, sự cố cháy nổ, phải nhanh chóng báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp theo số điện thoại 114 hoặc qua app “Báo cháy 114” để kịp thời xử lý.

Những quy định người dân cần biết về quản lý và sử dụng pháo
Rủ nhau đi buôn bán trái phép pháo hoa nổ, 4 thanh niên “sa lưới”

Thái An

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.