Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê

Lần đầu tiên, bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê được đưa ra triển lãm tới công chúng. Những hình ảnh về vũ khí xưa và trường võ bị đầu tiên được giới thiệu.
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê

Nhân dịp kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023), hưởng ứng Tuần lễ thiết kế sáng tạo năm 2023, Bảo tàng Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”. Bộ sưu tập vũ khí thời Lê đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê

Với chủ đề "Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê", triển lãm là 1 trong 3 chuyên đề đặc biệt được Bảo tàng Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm 18 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023), thực hiện kế hoạch của UBND TP Hà Nội về việc thực hiện các sáng kiến ra nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2023.

Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê
Giảng Võ trường là trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của triều đình phong kiến. Đầu thời Lê, khu vực phía Tây Thăng Long (gồm: Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh - quận Ba Đình ngày nay), xưa được gọi là "Thập tam trại" đã trở thành một trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn tập quân sự lớn.
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê
Nhiều cuộc luyện quân diễn võ quy mô lớn đã được tổ chức tại đây. Năm 1481, Lê Thánh Tông xây dựng Điện Giảng Võ với quy mô lớn. Mùa đông tháng 10, "Đào hồ Hải Trì. Hồ này quanh co đến 100 dặm. Giữa hồ có điện Thúy Ngọc, bên hồ xây điện Giảng Võ để tập luyện điểm duyệt binh mã.
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hòa - Trưởng phòng Trưng bày - Tuyên truyền, Bảo tàng Hà Nội, tại trưng bày "Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê", Bảo tàng Hà Nội giới thiệu bộ sưu tập vũ khí gồm 111 hiện vật, thuộc 13 nhóm, được phân loại theo chức năng sử dụng, gồm: bạch khí (lao một ngạnh, lao hai ngạnh, mũi trường, câu liêm, đinh ba, kiếm và qua chỉ) và hỏa khí (súng lệnh và đạn), trong đó bạch khí chiếm 83%. Trong bạch khí, chủ yếu là loại đánh gần và xa, vũ khí phòng ngự chỉ chiếm 1,8%.

Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê
"Trưng bày nhằm làm sáng tỏ về lịch sử, vị trí, vai trò của Giảng Võ trường trong lịch sử dân tộc vì hiện nay những tư liệu về Giảng Võ trường còn rất ít, kể cả trong thư tịch và nghiên cứu. Qua trưng bày, chúng tôi mong muốn giới thiệu về lịch sử quân sự, trang bị võ bị của quân đội ta thời xưa cũng như tinh thần chiến đấu, yêu nước, kiên cường của dân tộc ta" - bà Nguyễn Thị Ngọc Hòa cho biết.
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê
Điểm nhấn của triển lãm là hơn 100 hiện vật của bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh, được công nhận là bảo vật quốc gia.
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê
Bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia tại Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30/01/2023. Đây là bộ sưu tập hoàn chỉnh với đầy đủ các loại hình bạch khí và hỏa khí có niên đại thế kỷ XV - XVIII hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê
Trong ảnh là những hiện vật dấu tích của Giảng Võ trường như khâu sắt, đinh sắt, phác vật và vòng chốt...
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê
Trang bị bạch khí cho quân đội phát triển nhất vào thời Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng, thế kỷ XV-XVIII. Đến giữa thế kỷ XIX, theo hội điển của triều Nguyễn, phần lớn binh lính triều đình ra trận còn mang bạch khí. Quân đội Tây Sơn đã có pháo và một số loại hỏa khí nhưng về cơ bản vẫn là bạch khí.
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê
Đa số vũ khí được làm từ sắt, riêng súng lệnh được đúc bằng hợp kim đồng và đạn bằng đá. Chúng chủ yếu được chế tạo bằng phương pháp rèn đập thủ công nên không trùng lặp với bất cứ bộ sưu tập vũ khí nào ở Việt Nam đến thời điểm này.
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê
Triển lãm thu hút sự quan tâm của công chúng yêu thích lịch sử nói chung và lịch sử quân sự, vũ khí Việt Nam nói riêng.
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê
Trong ảnh là những vũ khí xưa của triều Lê như câu liêm, giáo, kiếm ngắn, kiếm dài...
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia bộ sưu tập vũ khí thời Lê
"Đa số vũ khí ở bộ sưu tập này bằng sắt, nó thể hiện sự phát triển trong sáng tạo vũ khí của người Việt. Những hiện vật này nếu so sánh với các nước khác thì có kích thước, trọng lượng phù hợp với vóc dáng, sức khỏe và cả địa hình. Điều này cho thấy sự cải biến trong chế tạo vũ khí của người xưa. Đây là bộ sưu tập đầy đủ nhất, đa dạng nhất về các loại hình binh khí của Việt Nam bằng chất liệu sắt được phát hiện ở Thăng Long - Hà Nội cho tới thời điểm này" - bà Hòa thông tin thêm.

Khánh Huy

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.