Huyện Gia Lâm, Hà Nội:

Thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

9 tháng năm 2023, Huyện ủy Gia Lâm đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác nội chính, cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững; công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được đẩy mạnh; tình hình tội phạm được kiềm chế, kéo giảm. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường.
Thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Người dân thực hiện TTHC tại bộ phận một cửa huyện Gia Lâm. Ảnh: Vân Hà

Theo đó, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác nội chính, cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng; ban hành 13 Chỉ thị, Kế hoạch chỉ đạo triển khai nhiệm vụ đối với các cơ quan khối nội chính, tư pháp; chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và các chi, đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó trọng tâm là Chương trình số 14/Ctr-HU của Huyện ủy về công tác quốc phòng, an ninh và Chương trình số 10/Ctr-TU của Thành ủy Hà Nội; xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 15, Chỉ thị 15 của Thành ủy, theo dõi, củng cố 05 TCCSĐ; chỉ đạo giải quyết 02 vụ việc.

Theo báo cáo, 9 tháng đầu năm 2023, tình hình tội phạm về trật tự xã hội cơ bản được kiềm chế, kéo giảm; toàn huyện xảy ra 72 vụ phạm tội về trật tự xã hội (so với cùng kỳ năm 2022, giảm 10 vụ = 12,2%) trong đó, xảy ra 05 vụ án có tính chất nghiêm trọng (giảm 01 vụ = 16,6% so với cùng kỳ 2022); đã điều tra làm rõ 67 vụ với 159 đối tượng (đạt 93%); án rất nghiêm trọng đạt 100%. Trên địa bàn huyện xảy ra 12 vụ cháy, không có thiệt hại về người (so với cùng kỳ năm 2022 giảm 01 vụ cháy); xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông, làm 05 người chết, 16 người bị thương (giảm 01 vụ, giảm 02 người chết, giảm 03 người bị thương so với cùng kỳ năm 2022). Tình hình nội bộ nhân dân cơ bản ổn định.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị được quan tâm chỉ đạo. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong khối nội chính được duy trì chặt chẽ. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tiếp tục được nâng lên. Cụ thể, Công an huyện đã tiếp nhận, giải quyết 494/573 tin báo, tố giác tội phạm. Phát hiện và xử phạt trên 2.150 trường hợp vi phạm trật tự giao thông với số tiền trên 5,7 tỷ đồng. Tiếp nhận, xử lý 58 tin báo cháy, nổ; kiểm tra an toàn PCCC đối với 918 lượt cơ sở; tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động 65 trường hợp, xử phạt hành chính hơn 2 tỷ đồng…

VKSND huyện tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật; đã tiếp nhận, giải quyết 513/581 tin tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; kiến nghị khởi tố (tăng 14 tin so với cùng kỳ năm 2022); không có tin vi phạm thời hạn giải quyết. TAND huyện đã thụ lý và giải quyết 716/905 vụ án, đạt 79,1%. (trong đó, án hình sự giải quyết 208/223 vụ, đạt 93,3 %).

Chi cục thi hành án đã giải quyết vụ việc đạt tỷ lệ thi hành án theo việc 74,03% (chỉ tiêu năm 2023 giao 83,0%); Tỷ lệ thi hành án về giá trị đạt 54,7% (chỉ tiêu năm 2023 giao 46,0%) và tiếp tục tập trung giải quyết 02 vụ việc thi hành án khó khăn, tồn đọng, kéo dài nhiều năm.

Công tác thuế được triển khai đồng bộ các giải pháp; tổng thu NSNN trên địa bàn huyện đạt trên 2.998 tỷ đồng, bằng 51% dự toán Thành phố và huyện giao. Thu thuế hoạt động xây dựng nhà tư nhân đối với 967 hộ với số tiền 13,8 tỷ đồng; Thu được gần 179,7 tỷ đồng nợ đọng; Công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng tiếp tục được chú trọng và đẩy mạnh.

Theo đồng chí Nguyễn Tiến Việt, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện cho biết, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở; các cơ quan, đơn vị trong khối nội chính huyện cần chủ động rà soát, đánh giá, nắm chắc tình hình, đặc biệt là những vấn đề mới, những vấn đề sơ hở, tiền ẩn nguy cơ phát sinh, để khộng bị bị động, bất ngờ.

Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị không buông lỏng, làm thay. Tiếp tục rà soát, tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết và văn bản chỉ đạo của cấp trên và triển khai thực hiện đồng bộ. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các ngành, đơn vị trong khối hội chính, chú trọng "tự kiểm tra".

Tập trung triển khai những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, trong đó, chú trọng rà soát các tiêu chí năm 2023 để triển khai thực hiện hoàn thành; đồng thời tập trung làm tốt nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh. Quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, nhất là những địa phương có các vấn đề tiềm ẩn nguy cơ. Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế- xã hội.

Đẩy mạnh công tác thi đua và sớm xây dựng kế hoạch năm 2024 sát tình hình thực tế địa phương, đơn vị. Ngoài nhiệm vụ thường xuyên, cấp ủy, chính quyền và các ngành trong khối cần tâm các vấn đề trọng tâm, đột xuất, mới nảy sinh như thu ngân sách Nhà nước, quan tâm tham mưu tháo gỡ khó khăn; công tác phòng chống cháy nổ, CNCH; phòng chống các loại tội phạm mới, nguy hiểm; Quản lý đảng viên… Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật cho Nhân dân và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng tiếp dân cho đội ngũ cán bộ chuyên môn từ huyện đến cơ sở.

Nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực, góp phần cải cách tư pháp Nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực, góp phần cải cách tư pháp
Định hướng hoạt động PBGDPL gắn với nhiệm vụ cải cách tư pháp Định hướng hoạt động PBGDPL gắn với nhiệm vụ cải cách tư pháp

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.