Bình Thuận quyết tâm làm du lịch - quy hoạch mở rộng TP Phan Thiết đến xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa họp và ban hành kết luận đồng ý mở rộng TP Phan Thiết và một số khu vực của thành phố này đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, TP Phan Thiết dự kiến sẽ được mở rộng đến xã Hồng Phong thuộc huyện Bắc Bình.
Bình Thuận quyết tâm làm du lịch - quy hoạch mở rộng TP Phan Thiết đến xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình
“Năm Du lịch quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh” với phạm vi tổ chức các hoạt động chính tập trung tại tỉnh Bình Thuận. Các chương trình, sự kiện hưởng ứng sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số Bộ, ban, ngành, địa phương chủ trì tổ chức tại tỉnh Bình Thuận hoặc tại địa phương có liên quan.

Tạo cơ hội tiếp cận biển cho người dân

Theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2030 (Nghị quyết 36/T.Ư), sẽ không cấp phép xây dựng các công trình, dự án phía bờ biển, tiến tới giải phóng mặt bằng, tạo đường bờ biển, bãi biển thông thoáng (không có công trình, dự án) nhằm tạo cơ hội tiếp cận biển cho người dân, doanh nghiệp cũng như xây dựng, chỉnh trang các đô thị biển ngày càng hiện đại.

Theo lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Thuận, bờ biển TP Phan Thiết rất dài (gần 60km) nhưng bị chia cắt bởi cửa sông, khu dân cư, và đặc biệt bị các khu đô thị, dự án du lịch che hết mặt biển. Nhiều vị trí đẹp sát biển đã được xây dựng kín bởi các công trình bê tông, thậm chí xây dựng nhà cao tầng sát mặt biển, che khuất tầm nhìn. Bãi biển công cộng để phục vụ người dân và du khách không còn nhiều. Do vậy, TP Phan Thiết sẽ quy hoạch đường nối ven biển kéo dài từ phía Nam (giáp xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam) đến tận xã Hồng Phong (huyện Bắc Bình). Ưu tiên xây cầu vượt sông Cà Ty, sông Cái, Phố Hài… Những khu vực này không cấp phép xây dựng công trình ven biển.

Quyết tâm làm du lịch

Hưởng ứng theo chủ trương phát triển du lịch xanh - du lịch bền vững của Thủ tướng Chính Phủ, doanh nghiệp địa phương Công ty BĐS Đất Lành Hàm Đức đã và đang triển khai nhưng mô hình nhà vườn - mô hình du lịch sinh thái - nông nghiệp tại xã Hàm Đức cách sân bay Phan Thiết 3km và cách biển 10km.

Bình Thuận quyết tâm làm du lịch - quy hoạch mở rộng TP Phan Thiết đến xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình
Một số mô hình du lịch sinh thái - nhà vườn đang được doanh nghiệp địa phương Công ty BĐS Đất Lành Hàm Đức triển khai.

Trong báo cáo giá BĐS biển gần đây, Cushman & Wakefield cho biết tốc độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tiện ích nội ngoại khu của dự án là hai yếu tố chính quyết định tiềm lực tăng giá của bất động sản khu vực.

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99km dự kiến sẽ chính thức được đưa vào hoạt động vào 30/4 - 1/5/2023, kết nối với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, tạo thành trục cao tốc liên hoàn xuyên suốt từ TP HCM đến Phan Thiết.

Bình Thuận quyết tâm làm du lịch - quy hoạch mở rộng TP Phan Thiết đến xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99km dự kiến sẽ chính thức được đưa vào hoạt động vào 30/4 - 1/5/2023.

Khi đó, thời gian di chuyển từ TP HCM đến Phan Thiết được rút ngắn xuống chỉ còn tầm khoảng 2 giờ, giảm gần phân nửa thời gian so với đoạn đường quốc lộ hiện hành. Điều này giúp Bình Thuận có cơ hội đón khách du lịch từ hơn 13 triệu dân đến từ TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Tây.

Đặc biệt, du khách từ các tỉnh miền Bắc sẽ tiết kiệm thời gian di chuyển khi bay vào Hồ Chí Minh chuyển tiếp xuống Bình Thuận chỉ còn 2 giờ, giảm gấp đôi so với bình thường là 4 giờ đồng hồ di chuyển.

Bình Thuận quyết tâm làm du lịch - quy hoạch mở rộng TP Phan Thiết đến xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình

Ngoài ra, sân bay Phan Thiết đang đẩy nhanh tiến độ, sân bay Long Thành sẽ đưa vào hoạt động năm 2025… cũng là những lực đẩy quan trọng giúp Bình Thuận thu hút cả khách du lịch và cơ hội đầu tư cả nước.

Sau khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, du khách từ TP HCM, Nha Trang, Đà Nẵng… đến Phan Thiết chỉ mất khoảng 30 phút. Còn đối với du khách các tỉnh thành phía bắc như Hà Hội, Hải Phòng… vào tới “thủ phủ resort” Mũi Né cũng chỉ mất không quá 1,5 giờ bay.

Có thể thấy rằng, hạ tầng giao thông chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành du lịch - được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận.

PV

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.