Những ai không nên sử dụng nhân sâm?

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc, làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người. Vậy những ai không nên sử dụng nhân sâm?
Những ai không nên sử dụng nhân sâm?
Nhân sâm là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải ai cũng dùng được.

Nhân sâm được Đông ý xếp vào hàng thượng phẩm, nghĩa là vị thuốc có tác dụng tuyệt vời như đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí…

Ngày nay các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như: Kháng viêm, cải thiện chức năng não bộ, cải thiện rối loạn cương dương, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, giảm mệt mỏi và tăng cường sinh lực, hạ đường huyết...

Những ai không nên sử dụng nhân sâm?

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải ai cũng dùng được. Có những nhóm người nếu dùng không đúng sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí tử vong.

Những nhóm người được khuyến cáo cân nhắc thậm chí không nên dùng nhân sâm, đó là: Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng.

Bệnh nhân xơ gan kèm chảy máu đường ruột dùng nhân sâm không những không khỏi mà còn có thể khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp cũng được khuyến cáo thận trọng khi dùng nhân sâm bởi vị thuốc này khiến huyết áp sẽ tăng lên nhanh chóng trước khi hạ xuống. Nếu huyết áp qua ngưỡng an toàn có thể gây ra các tai biến nguy hiểm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo thêm bà bầu trước khi lâm bồn không được dùng nhân sâm.

Những người mắc bệnh gan mật cần tránh sử dụng nhân sâm, bởi người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt... đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.

Nhân sâm cũng được cấm kỵ sử dụng với người đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu.

Mang thai cần lưu ý khi dùng nhân sâm: Nhân sâm thuộc loại nguyên khí đại bổ, vì thế sau khi mang thai không lâu, nếu người mẹ uống hoặc dùng chúng quá nhiều thì có thể khiến cho khí thịnh còn âm hoa tổn, âm mà suy thì hỏa vượng, đó chính là " khí hữu dư, tiện thị hỏa" (ý nói: khí thừa nhiều sẽ chuyển thành hỏa).

Hoặc với những bệnh nhân đang dùng thuốc rối loạn tâm thần, trầm cảm, tâm thần phân liệt… có thể gây ra hậu quả khó lường tới thần kinh. Do nhân sâm có một số hoạt chất có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc gây hại cho thần kinh.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng nhân sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.

7 lợi ích tuyệt vời đã được khoa học chứng minh của nhân sâm 7 lợi ích tuyệt vời đã được khoa học chứng minh của nhân sâm

Nhân sâm là vị thuốc bổ quý hiếm, đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông y (Sâm, Nhung, Quế, Phụ). Cùng tìm ...

HP (tổng hợp)

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.