7 lợi ích tuyệt vời đã được khoa học chứng minh của nhân sâm

Nhân sâm là vị thuốc bổ quý hiếm, đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông y (Sâm, Nhung, Quế, Phụ). Cùng tìm hiểu 7 lợi ích tuyệt vời đã được khoa học chứng minh của nhân sâm.
7 Proven Health Benefits of Ginseng
Nhâm sâm có nhiều lợi ích tuyệt vời đã được khoa học chứng minh.

Thông tin chung về nhân sâm

Nhân sâm (hay sâm) là một loại rễ củ, có hình thù trông giống cơ thể con người với phần củ và nhánh rễ.

Nhân sâm là một loại thảo dược quý hiếm và được sử dụng trong y học từ hàng nghìn năm trước với nhiều công dụng như giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, nâng cao sức đề kháng, kiểm soát lượng đường trong máu…

Dựa vào độ tuổi, nhân sâm được chia thành 3 loại: Nhân sâm tươi, nhân sâm trắng hoặc nhân sâm đỏ. Nhân sâm tươi được thu hoạch trước 4 năm, trong khi nhân sâm trắng được thu hoạch từ 4-6 năm và nhân sâm đỏ được thu hoạch sau 6 năm trở lên.

Có nhiều loại nhân sâm, nhưng phổ biến nhất là nhân sâm Bắc Mỹ (Panax quinquefolius) và nhân sâm châu Á (Panax ginseng).

Nhân sâm châu Á được phát hiện lần đầu tiên cách đây 5.000 năm ở Trung Quốc, được xem là 1 loại thảo dược quý nhờ khả năng chữa lành mọi vết thương, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể. Một số loại nhân sâm châu Á như nhân sâm Hàn Quốc, nhân sâm Trung Quốc.

Trong khi đó, nhân sâm Bắc Mỹ, được người da đỏ phát hiện tại các khu rừng rậm ở Canada vào năm 1714 và được người bản địa dùng như một loại thảo dược nhằm nâng cao sức khỏe. Một số loại nhân sâm Bắc Mỹ như là nhân sâm Canada, nhân sâm Hoa Kỳ.

Nhân sâm Bắc Mỹ và châu Á khác nhau về nồng độ các hợp chất hoạt động và tác dụng đối với cơ thể. Theo một số nghiên cứu, người ta tin rằng nhân sâm Bắc Mỹ có tác dụng thư giãn, trong khi nhân sâm châu Á có tác dụng tăng cường sinh lực.

Thành phần chủ yếu của nhân sâm

Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau, rất có lợi cho sức khỏe con người.

7 Proven Health Benefits of Ginseng

7 lợi ích tuyệt vời đã được khoa học chứng minh của nhân sâm

Dưới đây là 7 lợi ích tuyệt vời đã được khoa học chứng minh của nhân sâm

1. Nhân sâm giúp kháng viêm

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất nhân sâm và các hợp chất ginsenoside có thể ức chế viêm và giảm tổn thương oxy hóa đối với tế bào, vốn có thể góp phần gây ra bệnh mãn tính.

Một nghiên cứu trên 12 nam giới năng động cho thấy việc bổ sung chiết xuất nhân sâm trong thời gian ngắn giúp giảm tổn thương cơ do tập thể dục và giảm các dấu hiệu viêm so với giả dược.

Một nghiên cứu lớn hơn vào năm 2014 đã theo dõi 71 phụ nữ sau mãn kinh uống 3 gam nhân sâm đỏ hoặc giả dược hàng ngày trong 12 tuần. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nhân sâm đỏ có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa bằng cách tăng hoạt động của enzyme chống oxy hóa.

2. Nhân sâm giúp cải thiện chức năng não bộ

Thành phần hoạt chất ginsenoside có trong nhân sâm có thể giúp tăng cường trí nhớ, khả năng học hỏi và tăng tỷ lệ sống sót của tế bào não. Bên cạnh đó, nhân sâm cũng giúp hỗ trợ việc truyền tín hiệu và thông điệp từ não đến các bộ phận khác của cơ thể. Nhân sâm còn hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm của các tế bào não và ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.

Một nghiên cứu ở 6.422 người lớn tuổi cho thấy rằng việc tiêu thụ nhân sâm thường xuyên trong ít nhất 5 năm có liên quan đến việc cải thiện chức năng nhận thức sau này.

Một nghiên cứu nhỏ khác cho thấy dùng 200 miligam (mg) nhân sâm giúp cải thiện đáng kể trí nhớ làm việc sau 3 giờ so với dùng giả dược.

Theo một đánh giá, nhân sâm cũng có thể giúp giảm căng thẳng và có thể mang lại lợi ích cho chứng trầm cảm và lo lắng.

Hơn nữa, các nghiên cứu khác đã tìm thấy những tác động tích cực đến chức năng não ở những người mắc bệnh Alzheimer.

3. Nhân sâm giúp cải thiện rối loạn cương dương

Một số nghiên cứu cho thấy rằng nhân sâm có thể là một phương pháp thay thế hữu ích để điều trị chứng rối loạn cương dương (ED).

Theo một số nghiên cứu, một số hợp chất có trong nhân sâm có thể bảo vệ chống lại stress oxy hóa trong các mạch máu và mô của dương vật để giúp khôi phục chức năng bình thường.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân sâm có thể thúc đẩy sản xuất oxit nitric, một hợp chất giúp cải thiện sự thư giãn của cơ ở dương vật và tăng lưu thông máu.

Tuy nhiên, nghiên cứu về tác dụng của nhân sâm đối với ED đã đưa ra nhiều kết quả khác nhau và cần có nhiều nghiên cứu chất lượng cao hơn.

4. Nhân sâm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Theo một đánh giá, nhân sâm sở hữu các đặc tính chống vi khuẩn, chống nấm và chống vi rút mạnh, đồng thời có thể tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch.

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất hồng sâm đen làm tăng số lượng tế bào miễn dịch và tăng cường mức độ chống oxy hóa trong gan.

Tương tự, một nghiên cứu khác ở 100 người cho thấy dùng 2g hồng sâm Hàn Quốc mỗi ngày trong 8 tuần làm tăng đáng kể mức độ tế bào miễn dịch so với giả dược.

Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn ở người để hiểu tác dụng tiềm ẩn của nhân sâm đối với chức năng miễn dịch.

5. Nhân sâm giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Hợp chất Ginsenosides trong nhân sâm đã được chứng minh là giúp giảm viêm và bảo vệ chống oxy hóa, giúp ngăn chặn quá trình sản xuất và phát triển tế bào bất thường.

Một đánh giá của một số nghiên cứu đã kết luận rằng những người dùng nhân sâm có thể giảm 16% nguy cơ phát triển ung thư.

Nhân sâm cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe của những người đang hóa trị và có thể làm giảm tác dụng phụ cũng như tăng cường hiệu quả của một số phương pháp điều trị ung thư.

6. Nhân sâm giúp giảm mệt mỏi và tăng cường sinh lực

Nhân sâm đã được chứng minh có khả năng giúp làm giảm mệt mỏi và tăng cường sinh lực bằng cách giảm tổn thương oxy hóa và tăng sản xuất năng lượng trong tế bào.

Nhiều nghiên cứu trên động vật đã liên kết một số thành phần trong nhân sâm, như polysacarit và oligopeptide, với mức độ căng thẳng oxy hóa thấp hơn và sản xuất năng lượng cao hơn trong tế bào, có thể giúp giảm mệt mỏi.

Một đánh giá của 10 nghiên cứu đã kết luận rằng nhân sâm có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính so với giả dược, thậm chí chỉ sau 15 ngày.

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng dùng nhân sâm có thể làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến ung thư khi dùng với liều tương ứng 2.000mg hoặc 3.000mg mỗi ngày.

Hơn nữa, một đánh giá của hơn 155 nghiên cứu cho thấy rằng nhân sâm không chỉ giúp giảm mệt mỏi mà còn có thể nâng cao hoạt động thể chất.

7. Nhân sâm giúp hạ đường huyết

Nhân sâm đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện chức năng tế bào tuyến tụy, tăng cường sản xuất insulin và tăng cường hấp thu đường huyết vào các mô.

Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy chiết xuất nhân sâm cung cấp chất bảo vệ chống oxy hóa có thể giúp giảm các gốc tự do trong tế bào của những người mắc bệnh tiểu đường.

Một đánh giá của 8 nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung nhân sâm có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và cải thiện độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Một nghiên cứu khác kéo dài 8 tuần cho thấy dùng 3g nhân sâm mỗi ngày làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và cải thiện huyết sắc tố A1c, một dấu hiệu kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài, so với giả dược ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Nhân sâm đỏ lên men thậm chí còn hiệu quả hơn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Nhân sâm lên men được sản xuất với sự trợ giúp của vi khuẩn sống giúp biến đổi ginsenosides thành dạng mạnh và dễ hấp thụ hơn.

Một nghiên cứu năm 2014 đã chứng minh rằng dùng 2,7g hồng sâm lên men mỗi ngày có hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu và tăng mức insulin sau bữa ăn thử nghiệm, so với giả dược.

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi với sức khỏe
Uống nước đầy đủ mang lại 7 lợi ích tuyệt vời sau đây cho làn da của bạn

HP

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.