Du lịch Thủ đô cần đẩy mạnh số hóa và làm mới sản phẩm

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch, TP coi đây là giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội. bên cạnh đó thu hút du khách, sản phẩm du lịch cần đáp ứng những giá trị bản sắc Thủ đô, tạo yếu tố độc đáo, hấp dẫn.
Du lịch Thủ đô cần đẩy mạnh số hóa và làm mới sản phẩm
Du lịch Thủ đô cần đẩy mạnh số hóa và làm mới sản phẩm.

Làm du lịch từ nét độc, lạ trong sản phẩm

Hà Nội hiện có hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa cùng với gần 1.800 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó có nhiều di tích, di sản được UNESCO vinh danh là di sản thế giới như: Hoàng thành Thăng Long, Bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Nghi lễ và trò chơi kéo co... và các sản phẩm độc lại từ các làng nghề truyền thống ven đô

TP đang chỉ đạo triển khai nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề, du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương, ưu tiên 03 nhóm sản phẩm chính gồm kết nối và phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc của Thủ đô để thu hút du khách như: Tour đi bộ “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”, tour “Dấu chân làng cổ Bát Tràng”, tour “Du lịch Văn học” tại Bảo tàng Văn học Việt Nam; nghiên cứu, thí điểm triển khai mô hình Bus đường sông phục vụ nhu cầu người dân và khách du lịch...

Hiện nay, TP cũng sẽ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đêm kết hợp với trải nghiệm thực tế tại các khu vực di tích, di sản của TP như: Tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long; tour “Đêm Thiêng Liêng” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò; các sản phẩm du lịch trải nghiệm đêm tại các tuyến phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, phố đi bộ Trần Nhân Tông, phố đi bộ khu vực Thành cổ Sơn Tây…

Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ tập trung tổ chức chuỗi các hoạt động, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch định kỳ hàng năm theo hướng chuyên nghiệp, mang đậm bản sắc văn hóa và thương hiệu du lịch Thủ đô để tạo thành sản phẩm thu hút khách du lịch, như: Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội, Lễ hội Ẩm thực và Du lịch Làng nghề, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội...

Trong bối cảnh đó, ngành du lịch Hà Nội đã và đang triển khai hiệu quả công tác nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề, du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương trên địa bàn TP giai đoạn 2021 - 2025. Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội đang tạo cơ chế cho phép thí điểm triển khai mô hình hợp tác công - tư trong lĩnh vực du lịch; chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DN, đơn vị quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam để thu hút khách quốc tế. Thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

Như làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội tọa cho du khách trải nghệm một ngày làm “nghệ nhân” với gốm. Làng tăm hương Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) biết chọn nét độc đáo nhờ sự linh hoạt trong việc tận dụng những sắc màu rực rỡ của các bó hương, bà con làng nghề đã tạo nên những khung cảnh đặc biệt thu hút du khách gần xa….

Thực tế cho thấy các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn từ các làng nghề hiện nay đang thu hút đông đảo du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, khám phá. Hoạt động du lịch sôi nổi đều làm từ tự phát hoặc kêu gọi đầu tư xã hội hóa. Những đều để lại dấu ấn trong lòng khách du lịch và ngày một thu hút khách đem lại hình ảnh đẹp của Hà Nội nghìn năm văn hiến, văn minh hiện đại đến với bạn bè quốc tế, vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội của Thủ đô phát triển

Ngay từ đầu năm 2023, lượng du khách đến với Hà Nội tăng cao, thể hiện rõ nhất trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán. Riêng trong đợt Tết Nguyên đán Quý Mão, Hà Nội phục vụ khoảng 332.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 32.000 lượt khách. GĐ Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho rằng, đây là tín hiệu khởi sắc mang đến nhiều kỳ vọng của du lịch Thủ đô.

Tuy nhiên, với mục tiêu đề ra trong năm nay là đón khoảng 22 triệu lượt khách (tăng 17,6% so với năm 2022), trong đó có 3 triệu lượt khách quốc tế (tăng 100% so với năm 2022), thì ngành Du lịch cần phải có chiến lược bài bản, sự chung tay, hợp lực của các đơn vị, DN.

Đẩy mạnh số hóa trong hoạt động du lịch

Đối với công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, TP cũng đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Thủ đô trên các nền tảng truyền thông xã hội cũng như các nền tảng 3D, trực tuyến khác và triển khai nâng cấp hệ thống Website, trang mạng xã hội quảng bá du lịch Hà Nội phù hợp với xu hướng mới của thị trường.

Đến nay, các điểm đến du lịch của Hà Nội rất tích cực, chủ động ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình xây dựng sản phẩm, nâng cao công tác quản lý, như: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam triển khai thành công ứng dụng thuyết minh đa phương tiện (iMuseum VFA); di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám ứng dụng công nghệ 3D, Mapping trong tái hiện các văn thư, tài liệu, hiện vật cổ, số hóa các dữ liệu về lịch sử các khóa thi cử, hệ thống văn bia tiến sĩ; điểm du lịch Bát Tràng ứng dụng công nghệ VR 3D (thực tế ảo) giúp du khách như được hòa mình vào lễ hội làng nghề…

Phó GĐ Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết: Hà Nội đã liên kết, thống nhất hệ thống dữ liệu cho hơn 300 điểm du lịch trên địa bàn. Các di tích, điểm đến cũng được số hóa để du khách dễ dàng tìm hiểu về điểm tham quan trước mỗi chuyến đi, đồng thời chuẩn hóa các nội dung thuyết minh tự động bằng 6 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn. Từ công nghệ, các DN du lịch có thể tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng, thử sức với các dịch vụ mới liên quan và giải đáp bài toán về nhân lực, chi phí vận hành, tiết kiệm thời gian.

Các nhà cung cấp dịch vụ online, như: Booking.com, Agoda, Chudu24… hoặc đặt tour của các Cty du lịch qua giao dịch trực tuyến. Công nghệ đang giúp việc đi du lịch thuận tiện hơn. Hướng đến mục tiêu trong năm 2025, Hà Nội kỳ vọng đón và phục vụ trên 30 triệu lượt khách, trong đó có 7 triệu lượt khách quốc tế, tương đương với mục tiêu đạt được năm 2019. Để đạt được kết quả như kỳ vọng việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị, DN du lịch, hoạt động du lịch Thủ đô đã từng bước phục hồi.

Để thực hiện số hóa hoàn toàn các dữ liệu du lịch không đơn giản, bởi sản phẩm du lịch được hợp thành bởi một chuỗi cung ứng dịch vụ từ khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan… Theo các DN, việc số hóa sẽ dẫn tới tái cấu trúc DN, quy trình kinh doanh. Và sự thay đổi này không phải đơn vị nào cũng sẵn sàng tâm thế, đủ năng lực thực hiện. Do đó, các cơ quan quản lý cần có những chính sách kiến tạo môi trường để các DN có đủ thời gian tích luỹ nguồn lực, đổi mới công nghệ.
Ngành du lịch, dịch vụ sẽ tăng trưởng mạnh khi Trung Quốc mở cửa du lịch đợt 2
Đẩy nhanh tốc độ “hồi sinh” ngành du lịch Việt Nam: Thị thực vẫn là rào cản lớn

Nguyễn Vũ - Hải Anh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.