Điện gió ngoài khơi Việt Nam tiếp cận mô hình kinh nghiệm quốc tế, giải pháp cho phát triển ngành

Sáng ngày 16/3, hội thảo Thúc đẩy phát triển ngành điện gió ngoài khơi (ĐGNK) của Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương cùng với Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội chủ trì tổ chức, với mục đích tạo ra một diễn đàn đối thoại, trao đổi giữa các cơ quan Bộ ban ngành Việt Nam với tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cơ chế chính sách liên quan cho Việt Nam trong phát triển ĐGNK.
Điện gió ngoài khơi Việt Nam tiếp cận mô hình kinh nghiệm quốc tế, giải pháp cho phát triển ngành
Hội thảo "Thúc đẩy phát triển ngành Điện gió ngoài khơi của Việt Nam"

Tới dự hội thảo có Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương, ngài Nicolai Prytz - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cùng với 5 chuyên gia quốc tế và cơ quan báo đài. Hội thảo cao cấp về ĐGNK này nằm trong chương trình hợp tác đối tác năng lượng giữa hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch được bắt đầu từ năm 2013.

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Đan Mạch - ngài Nicolai Prytz cho biết: “ĐGNK là cơ hội kép tuyệt vời cho Việt Nam: Một cơ hội để cung cấp một nguồn năng lượng xanh và có chi phí hiệu quả cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước, đồng thời hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết tại Hội nghị COP26 đối với mục tiêu đạt phát trải ròng bằng không vào năm 2050. Là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ và lâu dài việc Việt Nam chuyển đổi sang ngành năng lượng xanh và bền vững, Đan Mạch mong đợi Chính phủ Việt Nam sớm ban hành khung pháp lý rõ ràng và nhất quán, điều cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp ĐGNK, bắt đầu bằng việc phê duyệt Quy hoạch Điện VIII(PDP8) và quyền khảo sát ngoài khơi độc quyền”.

Đan Mạch là quốc gia tiên phong và dẫn đầu thế giới về năng lượng gió ngoài khơi kể từ năm 1991 khi quốc gia này vận hành trang trại năng lượng gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới.

Ngày nay, Đan Mạch cũng đang đi đầu trong việc cắt giảm chi phí sản xuất để biến điện gió ngoài khơi thành một trong những loại năng lượng tái tạo cạnh tranh nhất. Điều này rất quan trọng và là động lực to lớn, tạo đà cho sự phát triển và mở rộng ngành công nghiệp điện gió của Việt Nam. Đan Mạch đã có 15 trang trại ĐGNK đã cung cấp 54% tổng cơ cấu năng lượng của Đan Mạch.

Theo ông Mark Hutchinson – Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), tình hình phát triển ĐGNK toàn cầu đang phát triển khá mạnh tại Vương Quốc Anh và Đài Loan là mô hình thí điểm điển hình để cho Việt Nam chúng ta tham khảo và học tập. Việc phát triển 7KW ĐGNK là rất quan trọng đối với Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và vì an ninh năng lượng dài hạn của đất nước. Nếu triển khai phương thức đấu thầu, sẽ cần ít nhất hai năm để tháo gỡ các rào cản pháp lý và ban hành các biện pháp chính sách. Việc xem xét và đề xuất “Cơ chế phát triển nhanh” là rất cấp thiết trong giai đoạn quyết sách của chính phủ, cơ chế này cần được Chính phủ xem xét và ủng hộ”.

Ông Henrik Scheineman - đồng sáng lâp kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn COP cho biết: “Lộ trình có trang trại ĐGNK để có mức điện giá hợp lý cạnh tranh và triển khai sớm cần lưu ý: 5 nhóm vấn đề chính là pháp lý, chuyên môn, chuyển giao công nghệ, Có lộ trình chọn nhà đầu tư; Và có giá hợp lý chọn giá bán”.

Theo bà Chiara Rogate – chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: “Theo nghiên cứu và khảo sát Việt Nam có tiềm năng ĐGNK rất lớn khoảng 600GW. Để khai thác được tiềm năng năng lượng tái tạo tại Việt Nam với khảo sát liên ngành mất từ 2-3 năm và chi phí lớn cao hơn gấp 3 lần điện trên bờ, lộ trình dự kiến điện ngoài khơi từ 6-8 năm,… cần đi song song các bước kể cả huy động vốn trong và ngoài nước và việc khái toán cho dự án ĐGNK cần được thực hiện cụ thể chi tiết nhằm mamg lại lợi ích quốc gia người dân và nhà đầu tư”.

Bên cạnh các báo cáo chính, Hội thảo còn có phiên trao đổi, thảo luận để đại diện các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp và các đại biểu trao đổi kinh nghiệm liên quan đến những thách thức và cơ hội lớn cho phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam như: cơ chế cấp phép cho hoạt động khảo sát điện gió ngoài khơi hiện nay và trong thời gian tới, cơ chế lựa chọn các nhà đầu tư điện gió ngoài khơi.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương kết luận trước khi bế mạc hội thảo, các khuyến nghị dành cho Việt Nam để khởi tạo ngành ĐGNK, Thảo luận làm rõ hơn mục tiêu của Quy hoạch Điện VIII (PDP8) dự kiến đến 2030 với công suất 7GW, hoàn toàn có thể thực hiện. Rào cản về mặt cơ chế chính sách làm rõ 5 nhóm vần đề chính… và đưa ra 6 kiến nghị:

Cần xác định thời gian, cách tiếp cận dự án, tầm nhìn dài hạn, quyết tâm chính trị đẩy nhanh tiến độ để thực hiện, với tiến độ từ 7-12 năm như các nước đã thực hiện. Vậy cần có kết quả cho đến 2030 thì đã đến lúc phải đặt nền móng cho ngành này và chúng ta cần bắt tay vào thực hiện ngay và đẩy nhanh tiến độ. Trong quý 2 hoàn thành xong Nghị quyết hoặc Kết luận để trình Chính phủ để bổ sung hoặc thay thế cho Nghị quyết 41/2015 nhằm tháo gỡ khó khăn.

Để phát triển ĐGNK cần phải có một cơ sở pháp lý rõ ràng về cơ chế cấp phép, lựa chọn nhà đầu tư,…, đốc thúc nhanh thực hiện ban hành Quy hoạch Điện VIII (PDP8) kể cả quy hoạch các tỉnh theo kinh nghiệm của chuyên gia trong thảo luận ngay từ sớm thực hiện quy hoạch không gian biển và các chủ thể liên quan đến từng đối tượng trong đó đã có tham vấn của các cơ quan ban ngành. Yếu tố quy hoạch cần được đưa ra từ sớm của cơ quan quản lý nhà nước để được phát triển.

Với kinh phí phát triển ngành cao nếu so sánh có thể ĐGNK gấp tới 3 lần chi phí điện gió trên bờ cần định hướng thu hút nhà đầu tư nước ngoài, xóa bỏ rào cản, tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp có tiềm năng thực hiện. Phát triển nhanh dự án bằng cách thực hiện thí điểm các dự án chia nhỏ hoặc thực hiện luôn dự án 7GW.

Hội thảo cấp cao về điện gió ngoài khơi này nằm trong chương trình hợp tác đối tác năng lượng giữa hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch. Chương trình này được bắt đầu từ năm 2013 và đã thu được nhiều kết quả hợp tác rất tốt đẹp.

Năng lượng tràn đầy cho động lực phát triển kinh tế năm 2023

Kim Quyên

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.