Ngành thép nhanh chóng chuyển đổi hình thức sản xuất, tăng hàm lượng xanh tìm thị trường mới

Thị trường tiêu thụ nội địa giảm sút, giá cả nguyên liệu sản xuất thép diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp thép rơi vào tình trạng khó khăn và thua lỗ, tụt xuống đáy. Phân tích Khối lượng Chênh lệch giá (VSA) nhận định, ngành thép trong nước đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức có khả năng kéo dài đến quý II/2023.
Ngành thép nhanh chóng chuyển đổi hình thức sản xuất, tăng hàm lượng xanh tìm thị trường mới

Ngành thép nhanh chóng chuyển đổi hình thức sản xuất, tăng hàm lượng xanh tìm thị trường mới

Trong 2 tháng đầu năm ngành thép tụt đáy

Trong báo cáo cập nhập ngành thép mới đây cho rằng, nhu cầu thép trong nước có thể tiếp tục suy yếu do thị trường bất động sản trì trệ và chính sách tiền tệ thắt chặt. Kênh hộ gia đình (từng có khả năng phục hồi tốt hơn) cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm của nền kinh tế nói chung, với tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cao hơn. SSI cho rằng, nhu cầu thép thành phẩm trong nước có thể giảm ở mức một con số vào năm 2023.

Phân bổ của ngành thép trong nước: 60% sản lượng thép dùng cho mảng xây dựng dân dụng trong nước và điều này liên quan mật thiết đến thị trường bất động sản. Trong khi đó thị trường BĐS được dự báo tiếp tục khó khăn trong thời gian tới, ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ thép.

Đối với mảng xuất khẩu, trong năm năm 2023 dự báo: Thị trường ASEAN, tiêu thụ khoảng 10% tổng lượng thép cả nước, ngoại trừ Indonesia là điểm sáng, các nước như Thái Lan hay Singapore đều chứng kiến hoạt động xây dựng bị chậm lại. Do đó, nhu cầu tiêu thụ thép của khu vực ASEAN dự kiến tăng trưởng chậm hoặc đi ngang.

Còn thị trường Châu Âu, Mỹ (tiêu thụ 3% tổng lượng thép), phần sản xuất công nghiệp chưa có dấu hiệu khả quan do đó nhu cầu khó có mức độ tăng mạnh, nhất là khi Fed có thể tăng lãi suất ít nhất thêm 2 lần nữa trong 6 tháng đầu năm.

Dù vậy, thị trường vẫn ghi nhận nhiều yếu tố hỗ trợ tăng trưởng cho doanh nghiệp thép như: Các dự án đầu tư công được triển khai ngành thép chiếm 18% nguồn cung cho các dự án đầu tư công. Trong đó dự án sân bay Long Thành góp phần tiêu thụ sản lượng lớn cho ngành thép, giảm bợt sự sụt giảm trong nhu cầu của ngành thép

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải được Chính phủ giao giải ngân đầu tư công với số vốn 94.000 tỷ đồng, cao gấp 1,7 lần so với năm 2022.

Bên cạnh đó, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu, đặc biệt nhu cầu phục hồi tại Trung Quốc - nhà sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất, chiếm hơn 50% tổng nguồn cung và nhu cầu trên thế giới, sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thép nội địa.

Bà Nguyễn Thị Khánh Hiền, Giám đốc khối phân tích CTCP Chứng khoán VNDIRECT cho rằng: Nhìn chung các yếu tố tích cực đối với thị trường thép trong ngắn hạn gần như là không có: “Chúng tôi dự báo nhu cầu tiêu thụ thép trong nước giảm khoảng 9% trong năm 2023. Hầu hết các tổ chức dự báo giá thép giảm 3% so với năm 2022. Tuy nhiên, về lâu dài nhu cầu tiêu thụ thép Trung Quốc đối với các dự án đầu tư công sẽ hỗ trợ cho giá thép và giúp biên lợi nhuận ngành tìm đến điểm cân bằng.

Đứng trước khó khăn của ngành thép trong 2 tháng đầu năm một số nhà máy thép hàng đầu trong nước đang đứng trên vực thẳm.

Tại Đại hội cổ đông 2023 vừa tổ chức mới đây của Tập đoàn Tôn Hoa Sen, đại diện doanh nghiệp này nhận định: Xuất khẩu thép vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại. Thị trường cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa, các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh

Trên cơ sở dự báo này, Tôn Hoa Sen cũng đưa ra 2 phương án: Phương án 1, sản lượng tiêu thụ đạt 1,52 triệu tấn, doanh thu 34 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng. Ở phương án 2, tích cực hơn, doanh nghiệp này có thể đạt sản lượng tiêu thu 1,62 triệu tấn, doanh thu 36 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng.

Trước đó, theo báo cáo kết thúc niên độ tài chính 2021-2022, sản lượng tiêu thụ Tập đoàn Hoa Sen đạt hơn 1,81 triệu tấn, hoàn thành 91% kế hoạch; doanh thu đạt 49.711 tỷ đồng, hoàn thành 107% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 251 tỷ đồng, hoàn thành 17% kế hoạch

Kể từ đầu năm đến nay, giá thép đã liên tục được điều chỉnh tăng giá, với tổng mức tăng hơn 1 triệu đồng/tấn. Mặc dù đà tăng đã chậm lại, nhưng nhiều thông tin cho rằng, mức giá thép sẽ tiếp tục tăng vào những tháng tới đây.

Đối mặt với khó khăn Tập đoàn Hoà Phát, nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Vndirect đánh giá: "Với nhu cầu yếu, chúng tôi lo ngại về khả năng chuyển rủi ro tăng giá nguyên liệu đầu vào của Tập đoàn Hoà Phát sang phía người tiêu dùng cuối cùng. Bên cạnh đó, hiệu suất vận hành nhà máy thấp trong nửa đầu năm 2023 cũng sẽ tác động tới biên lợi nhuận của công ty. Do đó, chúng tôi dự phóng lợi nhận ròng của Tập đoàn Hoà Phát có thể vẫn sẽ âm trong quý 1 năm 2023."

Ngành thép phải chuyển đổi, tăng hàm lượng xanh để xuất khẩu

Hiện đang có nhiều triển vọng tác động tích cực đến thị trường thép như: Chính phủ tích cực từ việc tháo gỡ vướng mắc pháp lý của các dự án bất động sản, tiến trình giải ngân vốn đầu tư công trong nước được đẩy mạnh, thị trường xuất khẩu thép sang EU và Mỹ, biến động giá nguyên vật liệu, giá thép đầu ra; biến động tỷ giá và lãi suất.

Công ty cũng nhận định cạnh tranh về giá thép thành phẩm nội địa năm 2023, sẽ khốc liệt hơn những năm trước. Bởi các doanh nghiệp phải tìm mọi cách phục hồi lại sản lượng và cải thiện kết quả lợi nhuận đã sụt giảm nghiêm trọng trong năm ngoái. Tổng công ty cũng nhận định giá thép thành phẩm nội địa năm nay sẽ có tốc độ giảm sâu hơn so với tốc độ giảm giá nguyên liệu do áp lực cạnh tranh về giá để bán hàng.

Nhận định về năm 2023, doanh nghiệp cho rằng thị trường thép xuất khẩu đối mặt với thách thức bị thu hẹp thị trường khi kinh tế Mỹ và nhiều nước có nguy cơ suy thoái. Các doanh nghiệp không xuất khẩu được sẽ quay trở lại trường trường trong nước làm tăng áp lực cạnh tranh.

Thị trường xuất khẩu gặp khó. Tuy nhiên, có một vài điểm sáng như Mỹ tốt hơn EU, Indonesia tốt hơn Thái Lan. Do đó, những doanh nghiệp nào có thể chuyển đổi thị trường tốt hơn sẽ có lợi thế”, bà Hiền cho biết thêm.

Tại thị trường thế giới, tốc độ tăng trưởng nhu cầu thép thành phẩm dự báo chỉ 1% và triển vọng phục hồi giá không thật sự rõ nét.

Ngành thép là ngành hiếm hoi có tăng trưởng dương về lợi nhuận trong năm 2023 nhờ nền thấp của năm 2022. Tuy nhiên, xét yếu tố tích cực trong ngắn hạn rất ít nên rủi ro nhiều hơn. Do vậy, cần nhìn nhận mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp thế nào, có đáp ứng được thay đổi và rủi ro ở hiện tại hay không.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng ngành thép đối diện 4 yếu tố khó khăn.

Thứ nhất, chi phí tài chính cao do lãi suất vẫn neo mức cao. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp đang gặp thách thức khi ngành thép phải chuyển đổi, tăng hàm lượng xanh khi xuất khẩu sang Mỹ, EU… Thứ ba, chi phí sản sản xuất cao khi điện tăng. Cuối cùng là rủi ro từ chính sách phỏng vệ thương mại của các nước.

Chính sách áp thuế bảo vệ môi trường của Liên minh châu Âu (EU) đối với các nhà sản xuất không thực hiện cắt giảm phát thải carbon có hiệu lực từ 1/2026. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng thép, xi măng, sắt, phân bón vào EU sẽ còn 3 năm để chuẩn bị. Cơ chế Điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ, đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất ở nước sở tại. Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa, nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU, họ sẽ phải mua “chứng chỉ khí thải” theo mức giá carbon hiện nay tại EU.

Giá thép hôm nay 12/3: Thị trường thế giới tiếp tục tăng
Giá vật liệu xây dựng tại Hà Nội: Thép giảm, xi măng giữ nguyên
Mở cửa, sắc xanh lan rộng, nhóm thép tăng tốt

Nguyễn Vũ

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.