Cần nhiều chính sách hỗ trợ từ Ngân hàng để triển khai tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

Xác định mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở TP là việc làm cần thiết, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1186/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, TP Hà Nội có 4 dự án đã hoàn thành với khoảng 0,33 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (NƠXH). Còn 46 dự án đang triển khai với khoảng 2,90 triệu m2 sàn nhà ở và 5 dự án khu NƠXH độc lập đang được nghiên cứu triển khai. Hiện nay, NƠXH được rất nhiều các cuộc họp bàn trong các ban ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập và mong đẩy nhanh tiến độ dự án…
Lãi xuất ngân hàng cao dẫn đến triển khai dự án NƠXH còn nhiều hạn chế
Lãi xuất ngân hàng cao dẫn đến triển khai dự án NƠXH còn nhiều hạn chế.

Dự án NƠXH vẫn nhiều vướng mắc

Với sức hút dân số cao đòi hỏi gia tăng nhanh diện tích nhà ở đô thị là Hà Nội và sẽ chiếm trên 50% diện tích đất đô thị của cả nước và 75% tăng trưởng không gian đô thị, với khoảng 2/3 lượng nhu cầu nhà ở hằng năm. Nắm bắt kịp thời nhu cầu nhà cho đời sống người dân, Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2039 đã được phê duyệt, mục tiêu phát triển NƠXH đến năm 2025 khoảng 1,25 triệu m2 sàn. Đến nay, TP Hà Nội có 4 dự án đã hoàn thành với khoảng 0,33 triệu m2 sàn NƠXH, 46 dự án đang triển khai với khoảng 2,90 triệu m2 sàn nhà ở và 5 dự án khu NƠXH độc lập đang được nghiên cứu triển khai…

Việc phát triển nhà xã hội ở Hà Nội hiện đang còn chậm ảnh hưởng không ít đến đời sống người lao động nhất là công nhân tại các khu công nghiệp. Để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, TP đang triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng các khu NƠXH tập trung, nhà ở cho thuê phục vụ công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp.

Mặc dù đã có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển NƠXH, song quá trình triển khai đã bộc lộ nhiều bất cập. Để thúc đẩy loại hình nhà ở này nhằm giải quyết nhu cầu của người thu nhập thấp, công nhân tại các khu công nghiệp, các chuyên gia cho rằng, cần có “trợ lực” về cả khuôn khổ pháp lý và nguồn vốn.

Thí điểm một số chính sách phát triển NƠXH

Tới đây, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp tới có một số điểm mới bổ sung về NƠXH có tác động tích cực đến thị trường. Dự thảo Luật bổ sung nội dung phát triển nhà lưu trú công nhân tại mục 3 (từ Điều 98 - Điều 107). Theo quy định mới, nhà cho công nhân được ưu đãi như được giao đất không thu tiền sử dụng đất; được miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi như NƠXH.

Để gỡ những “điểm nghẽn” trong phát triển NƠXH, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Hà Quang Hưng cho rằng, cần thiết phải rà soát, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thủ tục hành chính… được quy định trong Luật Nhà ở năm 2014.

Tuy nhiên, hiện dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu, lấy ý kiến, dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XV (tháng 10/2023). Nếu chờ Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực thi hành (dự kiến từ ngày 1/7/2024), thì không giải quyết được ngay những nút thắt hiện nay.

Vì vậy, việc sớm nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển NƠXH là rất cần thiết và cấp bách. Trong đó, sửa đổi các quy định về giao đất đầu tư dự án NƠXH theo hướng giao đất không thu tiền sử dụng đất; chủ đầu tư dự án không bắt buộc phải dành 20% số lượng căn hộ để cho thuê; coi việc đầu tư phát triển NƠXH là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung - dài hạn của địa phương…

Lãi vay còn cao

Xác định mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở TP là việc làm cần thiết, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1186/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Hà Nội dự kiến tổng nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn TP giai đoạn 2021 - 2025 là khoảng 437.000 tỷ đồng. Trong đó vốn xây dựng NƠXH khoảng 12.500 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở tái định cư khoảng 9.500 tỷ đồng...

Dự kiến nguồn vốn ngân sách là khoảng 5.800 tỷ đồng, trong đó khoảng 283 tỷ đồng để phát triển NƠXH; khoảng 4.860 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới 5 dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư; khoảng 641.3 tỷ đồng để tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu, nhà chung cư cũ; kiểm định và lập đề xuất chủ trương đầu tư phục vụ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn TP.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cùng lúc thông báo sẽ tung ra các gói tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực NƠXH (NƠXH) là tín hiệu vui với thị trường. Nhưng vấn đề làm cách nào có thể dễ dàng tiếp cận các gói vay nói trên.

Thực tế hiện nay, nhiều gói tín dụng ưu đãi vẫn đang còn hiệu lực triển khai như chương trình cho vay NƠXH đến hết năm 2022 giải ngân được 9.929 tỉ đồng/kế hoạch 15.000 tỉ đồng vốn của 2 năm 2022 - 2023. Nguyên nhân do trong quá trình triển khai thực hiện, nguồn cung NƠXH tại các địa phương còn hạn chế, nhiều công trình chưa khởi công theo kế hoạch; đối tượng có nhu cầu vay vốn nhưng qua rà soát không đủ điều kiện vay.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, gói hỗ trợ lãi suất 2% đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý. Cụ thể nguồn vốn hỗ trợ là tiền của ngân sách, nguy cơ rủi ro cao mà lợi ích nhỏ nên các ngân hàng không mấy mặn mà, thậm chí DN cũng rất thận trọng vì e ngại câu chuyện thanh tra, kiểm tra sau này. Một điều kiện để giấc mơ NƠXH còn xa vời đó là lời cam kết ngân hàng: Trong tháng 2, hàng loạt cam kết của khối các ngân hàng đưa ra đồng thuận mức lãi suất huy động tối đa là 9,5%/năm nhưng đến nay không khó để tìm được những địa chỉ gửi tiền với mức lãi suất 10,5 - 12%/năm nếu gửi từ vài trăm triệu đồng trở lên, kỳ hạn trên 6 tháng

Lãi suất huy động cao, kéo theo lãi suất cho vay tăng chóng mặt. Cá biệt, có trường hợp lãi suất cho vay đối với cá nhân được thông báo vượt mức 15%, cao nhất lên đến 17,5%. Lãi suất nhảy múa, việc vay vốn ngân hàng hiện tại cũng không hề đơn giản dù đã không còn ngặt nghèo như trước. Nhưng với mức lãi suất vay như hiện nay thì Nhà nước có hỗ trợ đến đâu thì các DN làm cũng chỉ nuôi ngân hàng. Vì vậy, cần thêm tác động từ cơ quan quản lý để lãi suất cho vay hạ nhiệt nhanh hơn trong bối cảnh người dân đang mòn mỏi chờ đợi.

Bà Hà Thu Giang - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) nhìn nhận: Các vướng mắc trên là lý do NHNN phải tiến hành rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi Nghị định 312022 về gói hỗ trợ lãi suất 2% cho các đối tượng thực hiện dự án xây dựng NƠXH, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ được thụ hưởng và lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định. Thêm yếu tố cơ bản là tâm lý e ngại của khách hàng và tiêu chí đánh giá khả năng phục hồi trong điều kiện vay vốn là 2 vướng mắc chính khiến gói hỗ trợ giải ngân chậm.
Hà Nội kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị chậm tiến độ
Vướng mắc về thủ tục đầu tư, nguồn vốn xây dựng nhà ở xã hội sẽ được “gỡ”?
Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Nguyễn Vũ - Hải Anh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.