Khi các nông dân trẻ Việt Nam tiêu biểu “truyền lửa” khởi nghiệp

17 năm qua, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tôn vinh, trao Giải thưởng Lương Định Của cho 2.050 “Nhà nông trẻ xuất sắc” - những gương thanh niên đạt nhiều thành tích cao ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp trên cả nước.
Vào ngày 3/11/2022, Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc đã chính thức được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập.
Ngày 3/11/2022, Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc chính thức được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập.

Kể từ khi được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập vào ngày 3/11/2022 đến nay, Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc (gọi tắt là Mạng lưới) - chiếc cầu kết nối các bạn trẻ đã nhận Giải thưởng Lương Định Của luôn tích cực hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.

Thời gian qua, Mạng lưới đã huấn luyện trực tuyến cho các thành viên về kinh nghiệm lập dự án thuê đất công, thuê đất hộ gia đình để triển khai dự án kinh doanh.

Đại diện Mạng lưới đã dự, hiến kế, gửi thông điệp của Mạng lưới đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; giao lưu, truyền cảm hứng cho hàng trăm bạn trẻ trong Talkshow “Chắp cánh khởi nghiệp xanh” tại ĐH Kinh Tế TP HCM và Báo Tuổi Trẻ và trong Ngày hội Văn hóa Pháp ngữ tại ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP HCM; chia sẻ về tiếp thị kỹ thuật số và thương mại toàn cầu với hơn 700 sinh viên tại ĐH RMIT (TP HCM).

Tuy chỉ mới được khai sinh chưa đầy 3 tháng nhưng Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc đã triển khai và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa để nâng tầm nông sản Việt.
Tuy chỉ mới được khai sinh chưa đầy 3 tháng nhưng Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc đã triển khai và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa để nâng tầm nông sản Việt.

Bên cạnh đó, Mạng lưới đã cùng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch (TT XTĐT,TM&DL) tỉnh Bình Phước và ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương) tổ chức Diễn đàn “Khởi nghiệp bền vững trong thế giới VUCA” với sự điều hành của Giám đốc TT XTĐT,TM&DL tỉnh Bình Phước Trần Quốc Duy, thu hút hàng trăm sinh viên tham dự; qua đó, các vị khách mời đã gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa.

Các bạn trẻ đã bị cuốn theo lộ trình giành những giải thưởng quốc gia và quốc tế của anh Đặng Dương Minh Hoàng - Chủ nhiệm Mạng lưới, Chủ nông trại Thiên Nông (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước), Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp số Bình Phước.

Toàn cảnh Diễn đàn “Khởi nghiệp bền vững trong thế giới VUCA” tại ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương)
Toàn cảnh Diễn đàn “Khởi nghiệp bền vững trong thế giới VUCA” tại ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương).

Sau khi học Thạc sĩ - ngành Điều khiển tự động và làm việc tại Pháp, kỹ sư trẻ Đặng Dương Minh Hoàng quay về Bình Phước, xây dựng nông trại tuần hoàn ứng dụng công nghệ cao; qua đó thu lợi nhuận 8 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế địa phương và tích cực đi “truyền lửa”, giúp đỡ doanh nghiệp, nông dân và các bạn trẻ ở nhiều nơi.

Từ lúc đạt Giải thưởng Lương Định Của năm 2021, anh Hoàng đã không ngừng săn những giải thưởng “đình đám” khác để ngày càng hoàn thiện bản thân và mô hình nông trại Thiên Nông.

Điều hành Diễn đàn, Giám đốc TT XTĐT,TM&DL tỉnh Bình Phước Trần Quốc Duy (chính giữa) kỳ vọng sẽ cùng Mạng lưới hỗ trợ lớp trẻ khởi nghiệp và đưa nông sản Việt vươn tầm quốc tế.
Điều hành Diễn đàn, Giám đốc TT XTĐT,TM&DL tỉnh Bình Phước Trần Quốc Duy (chính giữa) kỳ vọng sẽ cùng Mạng lưới hỗ trợ lớp trẻ khởi nghiệp và đưa nông sản Việt vươn tầm quốc tế.

Vượt hàng trăm ứng viên, anh Hoàng đã chiến thắng ở Cuộc thi “Nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực” năm 2022 do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tổ chức cho các nước khu vực Tiểu vùng sông Mekông; rinh Giải thưởng “Chọn nước Pháp, chọn thành công” của Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TP HCM nhằm tôn vinh cựu du học sinh Việt trở về từ Pháp, thành công ở lĩnh vực nông nghiệp bền vững.

Gần đây, anh Hoàng đã sở hữu Giải thưởng Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; giải Nhất Cuộc thi “Chắp cánh khởi nghiệp xanh” do Báo Tuổi Trẻ tổ chức. Gia đình anh đã được Trung ương Hội LHTN Việt Nam tuyên dương “Gia đình trẻ Việt Nam tiêu biểu” năm 2022.

Chủ nhiệm Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc Đặng Dương Minh Hoàng: “Càng thành công, càng phải trân quý những sự giúp đỡ của những người xung quanh và càng phải nỗ lực mang đến những điều tốt đẹp cho xã hội.”.
Chủ nhiệm Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc Đặng Dương Minh Hoàng: “Càng thành công, càng phải trân quý những sự giúp đỡ của những người xung quanh và càng phải nỗ lực mang đến những điều tốt đẹp cho xã hội".

Anh Hoàng nhấn mạnh: “Các cuộc thi đã mang đến cho mình nhiều mối quan hệ xã hội với những nhà lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân… cùng các bạn trẻ giỏi giang để thành công hơn nữa và cùng Mạng lưới đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới. Muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau.”.

Tại Diễn đàn, chàng thanh niên dân tộc Tày Lưu Lập Đức - Phó Chủ nhiệm (PCN) Mạng lưới, Phó Giám đốc Công ty Agri Đức Tiến (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) đã san sẻ về cách “giữ lửa” đam mê và tư duy đột phá.

Sau khi xuất ngũ, anh Đức đã thành lập tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, sau đó “nâng cấp” thành Công ty Argi Đức Tiến với lợi nhuận hiện tại đạt 2,5 tỷ đồng/năm. Anh Đức luôn hỗ trợ chuyển giao cây giống, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm cho thanh niên dân tộc thiểu số tại địa phương, nhất là trong những mùa dịch.

Phó Chủ nhiệm Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc Lưu Lập Đức: “Kết nối và lan tỏa niềm đam mê lập nghiệp, khởi nghiệp chính là sứ mệnh của bản thân mình.”.
Phó Chủ nhiệm Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc Lưu Lập Đức: “Kết nối và lan tỏa niềm đam mê lập nghiệp, khởi nghiệp chính là sứ mệnh của bản thân mình.”.

“Mình sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong nghề nông với các bạn trẻ, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số và thanh niên yếu thế", anh Đức bộc bạch.

Việc giành được Giải thưởng Lương Định Của năm 2020 đã giúp anh Đức vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; anh Đức là 1 trong 10 thanh niên tiêu biểu toàn quốc vinh dự tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.

“Tiến sĩ của nhà nông” Nguyễn Thị Liên Thương: “Mình đã chọn lọc những kiến thức, trải nghiệm trong quá trình du học tại Hàn Quốc để đưa vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học ứng dụng, góp sức cho sự phát triển nông nghiệp Việt.”.
“Tiến sĩ của nhà nông” Nguyễn Thị Liên Thương: “Mình đã chọn lọc những kiến thức, trải nghiệm trong quá trình du học tại Hàn Quốc để đưa vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học ứng dụng, góp sức cho sự phát triển nông nghiệp Việt.”.

Giao lưu tại Diễn đàn, anh Trầm Minh Thuần cho biết anh hiện là Phó Chủ nhiệm Mạng lưới, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp Long Hiệp (huyện Trà Cú, Trà Vinh) - đơn vị thu lợi nhuận 2,26 tỷ đồng/năm.

Sau khi tốt nghiệp Cao học - ngành Luật Kinh tế tại ĐH Trà Vinh và có 2 bằng Đại học, anh Thuần quay về khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, lập HTX và liên kết với các nông dân trong tỉnh xây dựng chuỗi giá trị thương hiệu gạo Hạt Ngọc Rồng ở thị trường trong và ngoài nước, cung ứng giống chất lượng cao, bao tiêu đầu ra, hỗ trợ kỹ thuật canh tác.

Anh Thuần từng nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2020 và hiện là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Trà Vinh; là đại biểu tham gia Diễn đàn giao lưu của Liên minh HTX Quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Malaysia và được Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao danh hiệu Thanh niên sống đẹp năm 2021.

Theo anh Thuần, thế giới VUCA đã mang đến cả thách thức lẫn cơ hội cho doanh nghiệp. Trong đại dịch, HTX của anh vẫn bán được hàng trăm tấn gạo bằng cách tích hợp nhiều phương pháp ghép đơn, ghép hàng để cân bằng giá vận chuyển nhằm đạt lợi thế cạnh tranh cao nhất.

Anh Thuần không khuyến khích các sinh viên bỏ học để khởi nghiệp vì nếu được đào tạo bài bản về kiến thức, kỹ năng, các bạn trẻ sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn trong thế giới VUCA ngày nay.

Đều là đại biểu Đại hội Tài năng trẻ toàn quốc 2020, đạt Top 86 doanh nhân trẻ khởi nghiệp tiêu biểu xuất sắc toàn quốc 2021, anh Thuần và anh Đức luôn khát khao lan tỏa niềm đam mê, tinh thần dấn thân trong quá trình khởi nghiệp.

Ngoài ra, Diễn đàn đã thuật lại chuyện đời của Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Thương, Giám đốc Viện Phát triển ứng dụng, ĐH Thủ Dầu Một, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Hàn tỉnh Bình Dương - người từng luôn “làm phiền” người thân bằng hàng loạt câu hỏi về thế giới xung quanh ngay từ khi còn nhỏ.

Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ Sinh học tại ĐH Ulsan (Hàn Quốc), chị Thương đã về công tác tại ĐH Thủ Dầu Một, dành hết tâm huyết cho các nghiên cứu khoa học, phát triển thành công quy trình trồng nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps molitaris, qua đó hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ nuôi trồng nấm dược liệu có giá trị cao. Chị đã vinh dự được Trung ương Hội Nông dân trao Giải thưởng Nhà khoa học của nhà nông vào năm 2019.

Tại Diễn đàn, chị Thương khuyên các bạn trẻ hãy hành động ngay để hiện thực hóa ước mơ của mình. Với sự đề nghị của người điều hành Diễn đàn, chị Thương sẽ cùng TT XTĐT,TM&DL tỉnh Bình Phước tìm các giải pháp chế biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn chăn nuôi; xây dựng các sản phẩm chủ yếu và đặc sản địa phương để phát triển du lịch ở tỉnh này.

200 đại biểu trí thức trẻ sẽ tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ V
50 tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2022
Khát vọng của các nông dân trẻ tiêu biểu trước thềm Đại hội Đoàn toàn quốc XII

Văn Dũng

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.