Lực hút từ xứ Thanh

Trong 2 năm thực hiện Nghị quyết 58, kinh tế Thanh Hóa tăng trưởng với tốc độ cao, đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước; Thu ngân sách Nhà nước luôn đạt và vượt xa so với dự toán (ước đạt 50.000 tỷ năm 2022); Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước; tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn bình quân chung cả nước… Với sự phát triển đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Lực hút từ xứ Thanh
Bức tranh toàn cảnh vè sự phát triển của Thanh Hóa.

Thấm nhuần Nghị quyết

Nếu xem vị trí tự nhiên là “bệ đỡ” vững chắc cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh thì Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được xem là lực đẩy, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế này một cách mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Với Nghị quyết số 58-NQ/TW, Thanh Hóa xác định rõ mục tiêu đến năm 2030: Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tầm nhìn đến năm 2045: Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

Đánh giá về ý nghĩa của Nghị quyết 58 đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hoá, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: “Nghị quyết 58 ra đời là sự ghi nhận của Trung ương đối với những thành quả mà tỉnh Thanh Hóa đã đạt được, khẳng định quan điểm của Đảng về vai trò, tầm quan trọng của Thanh Hóa. Đồng thời, tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng và nhận thức, mở đường cho giải pháp mới, đột phá, tháo gỡ khó khăn hiện có để thu hút thêm các nguồn lực, tạo động lực và không gian phát triển mới…”.

2.	Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư tỉnh Thanh Hóa
Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Để thể chế hóa Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị khóa XII về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Đây được xem cũng là khung chính sách mang tính định hướng, dẫn dắt, đặt nền tảng để tăng thêm nguồn lực, động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, hướng tới mục tiêu đưa Thanh Hóa thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Với Nghị quyết 37, Thanh Hóa được ưu tiên thí điểm thực hiện 8 chính sách đặc thù về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước (chính sách về mức dư nợ vay; chính sách để lại tăng thu từ xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn; chính sách về thu từ xử lý nhà, đất; chính sách về phí, lệ phí; chính sách về định mức phân bổ chi thường xuyên) và phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, lâm nghiệp…

Hiện thực hóa “Khát vọng thịnh vượng”

Chia sẻ với báo chí về việc Trung ương ban hành các Nghị quyết đặc thù để phát triển Thanh Hóa, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho rằng: “Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 37 thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước dành cho tỉnh, là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển nhanh, bền vững; đồng thời cũng đặt ra yêu cầu phát triển cao hơn đối với Thanh Hóa để đáp lại sự tin tưởng, kỳ vọng của Trung ương”.

Để đưa các cơ chế, chính sách đặc thù đi vào thực tiễn cuộc sống, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch hành động số 45-KH/TU, ngày 6/12/2021. Kế hoạch đã cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết thành các nhiệm vụ cụ thể của tỉnh, làm rõ nội dung, trình tự các công việc để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù, xác định trách nhiệm cụ thể của từng địa phương, đơn vị trong việc tham mưu triển khai, tổ chức thực hiện, bảo đảm khả thi, hiệu quả.

3.	Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Đánh giá về vai trò của các “Nghị quyết đặc thù” đối với sự phát triển Thanh Hóa, ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Nghị quyết số 37 là sự thể chế hóa cao nhất, sinh động nhất Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, nhằm tạo ra xung lực mới để tỉnh Thanh Hóa thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Thanh Hóa thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Để hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới theo Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 trong những năm tiếp theo, Thanh Hóa sẽ phát huy tối đa hiệu quả tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Phát huy nguồn lực từ sản phẩm OCCP
Quy hoạch tổng thể Quốc gia để thu hút đầu tư đầu tư
Việt Nam đứng trước cơ hội thu hút vốn đầu tư mới

Huy Hoàng

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.