Cách nhận biết bánh chưng được luộc đảm bảo an toàn

Luộc bánh chưng bằng pin có thể rút ngắn thời gian luộc, nhờ đó tiết kiệm thời gian cũng như chi phí để tạo ra chiếc bánh. Tuy nhiên, nếu ăn phải loại bánh chưng này sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.
do nhu cầu tăng đột biến nên người bán hàng đã cho luộc bánh chưng với “pin” để tiết kiệm thời gian và tăng lợi nhuận.

Cách nhận biết bánh chưng luộc bằng pin

Nhận biết bánh chưng luộc bằng pin qua vỏ lá gói bên ngoài

Nếu bánh chưng luộc theo cách truyền thống khoảng 10 tiếng thì lá gói bên ngoài sẽ bị ngả màu, hơi vàng.

Còn bánh chưng luộc bằng pin thường có màu ánh tím hoặc xanh mướt như lá tươi mới gói bánh.

Nhận biết bánh chưng luộc bằng pin qua bề mặt của bánh

Bánh chưng luộc bình thường bề mặt ngoài của bánh có màu xanh nhạt hơn hoặc ngả sang màu hơi vàng, nếp không được trong. Còn bánh luộc bằng pin vỏ bánh xanh rờn, nếp trong vắt, nhìn rất bắt mắt.

Tuy nhiên, nếu gói bánh chưng bằng lá dong thì bánh sẽ có màu xanh và nếp vẫn trong nhưng không trong bằng luộc bằng pin, và là màu xanh của lá cây chứ không đậm như luộc bằng pin.

Với cách nhận biết này thì áp dụng cho bánh dùng nếp bình thường, còn nếu dùng nếp cẩm vỏ bánh có màu tím, có thể nhận biết có luộc bằng pin không bằng màu của lá gói bên ngoài và nhân bánh bên trong.

Nhận biết bánh chưng luộc bằng pin qua nhân bên trong của bánh

Với bánh luộc bình thường nếp sẽ rất dẻo, có mùi thơm đặc trưng của bánh chưng, cầm chắc tay hơn. Còn bánh luộc bằng pin thì không có mùi thơm đặc trưng, nếp không được dẻo vì bị ép chín nhanh, cầm không chắc tay.

Để có được sản phẩm an toàn, cần tránh mua các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có tem nhãn thông tin nhà phân phối. Hãy tìm mua các sản phẩm có thương hiệu uy tín từ cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.

Người Hà Nội nổi lửa luộc bánh chưng đêm trên hè phố
Thu giữ hơn 4.700 chiếc bánh trung thu “trôi nổi”, không rõ nguồn gốc

Tường Vy

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.