Làng hương Quảng Phú Cầu rực rỡ sắc màu dịp giáp Tết

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, làng hương Quảng Phú Cầu lại rộn ràng vào vụ. Khắp các đường làng ngõ xóm không khó để bắt gặp hình ảnh những đóa tăm hương rực sắc đỏ "bung nở" đón năm mới.
Những người làm nghề nơi đây không biết nghề có từ bao giờ, chỉ biết sinh ra đã thấy ông cha làm hương thủ công truyền thống.
Những người làm nghề nơi đây không biết nghề có từ bao giờ, chỉ biết sinh ra đã thấy ông cha làm hương thủ công truyền thống.

Đã tồn tại song hành cùng xứ kinh kỳ ngót nghét hơn trăm năm tuổi, làng hương Quảng Phú Cầu là một trong những tọa độ check-in Hà Nội nhận được sự yêu mến của nhiều người. Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, người dân nơi đây vẫn kiên trì, bền bỉ gắn bó cùng nghề làm tăm hương truyền qua mấy đời. Không chỉ còn là kế sinh nhai nuôi sống bao thế hệ người dân địa phương, làng hương Quảng Phú Cầu còn là nét chấm phá đặc biệt nơi ngoại ô Thủ đô.

Vốn trước kia, nghề làm tăm hương chỉ xuất hiện chủ yếu ở khu vực thôn Phú Lương Thượng. Thế nhưng tiếng lành đồn xa, dần dần, nghề này đã lan rộng khắp thôn Đạo Tú, Cầu Bầu. Cũng vì thế mà cả một xã Quảng Phú Cầu với diện tích lớn đã trở thành một trong những làng nghề làm tăm hương nổi bật nhất ở vùng ngoại ô Thủ đô. Ngày nay, khi đến tham quan làng hương Quảng Phú Cầu, mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp những nét đẹp in đậm dấu ấn của làng quê đồng bằng Bắc Bộ ngày trước nhưng đồng thời vẫn có sự hiện diện những chấm phá của cuộc sống hiện đại.

Những đôi tay thoăn thoắt chẻ vầu, bó tăm, nhuộm phẩm, se hương đều rất thành thạo. Tiếng lạch cạch chẻ vầu, bó tăm, tiếng máy xẻ, tiếng nói chuyện rì rầm lẫn trong mùi hương ngai ngái của chân hương tạo nên ấn tượng đặc biệt của làng nghề.
Những đôi tay thoăn thoắt chẻ vầu, bó tăm, nhuộm phẩm, se hương đều rất thành thạo. Tiếng lạch cạch chẻ vầu, bó tăm, tiếng máy xẻ, tiếng nói chuyện rì rầm lẫn trong mùi hương ngai ngái của chân hương tạo nên ấn tượng đặc biệt của làng nghề.
Nếu như những xưởng làm chân tăm đem đến vẻ đẹp sắc màu khó cưỡng cho làng nghề thì các cơ sở làm hương lại tạo ra hương để nghề tăm hương của Quảng Phú Cầu nổi tiếng khắp miền Bắc.
Nếu như những xưởng làm chân tăm đem đến vẻ đẹp sắc màu khó cưỡng cho làng nghề thì các cơ sở làm hương lại tạo ra hương để nghề tăm hương của Quảng Phú Cầu nổi tiếng khắp miền Bắc.
Tùy từng loại hương, người làm nghề sẽ lựa chọn nguyên liệu phù hợp. Với cách làm truyền thống, khi se hương, người thợ phải lăn thật nhẹ và chắc tay để cho bột bám đều vào que hương.
Tùy từng loại hương, người làm nghề sẽ lựa chọn nguyên liệu phù hợp. Với cách làm truyền thống, khi se hương, người thợ phải lăn thật nhẹ và chắc tay để cho bột bám đều vào que hương.
Hương sau khi se xong phải phơi đủ nắng mới không bị mốc và để được lâu. Với nguyên liệu thảo mộc, bí quyết pha trộn riêng biệt, tỉ mỉ trong từng công đoạn, hương của Quảng Phú Cầu luôn thơm lâu, bền màu, đẹp mắt.
Hương sau khi se xong phải phơi đủ nắng mới không bị mốc và để được lâu. Với nguyên liệu thảo mộc, bí quyết pha trộn riêng biệt, tỉ mỉ trong từng công đoạn, hương của Quảng Phú Cầu luôn thơm lâu, bền màu, đẹp mắt.
Đã có thâm niên hơn 40 năm làm tăm hương truyền thống, gia đình bà Lê Thị Hòa là một trong số ít những gia đình còn lưu giữ lại nghề làm chân hương bằng phương pháp thủ công.
Đã có thâm niên hơn 40 năm làm tăm hương truyền thống, gia đình bà Lê Thị Hòa là một trong số ít những gia đình còn lưu giữ lại nghề làm chân hương bằng phương pháp thủ công.
Hương là sản phẩm mang yếu tố tâm linh, vậy nên mọi công đoạn đều phải được thực hiện tỉ mỉ và công phu. Theo bà Hòa, nguyên liệu chính để làm ra chân hương là cây vầu. Vầu được dùng làm chân hương phải đủ độ tuổi và được chọn lựa kỹ càng chứ không được cẩu thả.
Hương là sản phẩm mang yếu tố tâm linh, vậy nên mọi công đoạn đều phải được thực hiện tỉ mỉ và công phu. Theo bà Hòa, nguyên liệu chính để làm ra chân hương là cây vầu. Vầu được dùng làm chân hương phải đủ độ tuổi và được chọn lựa kỹ càng chứ không được cẩu thả.
Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 10 âm lịch là bắt đầu có đơn đặt hàng, đó cũng là thời điểm gia đình bà Hòa bắt đầu “chạy nước rút”. Với hơn 10 nhân công làm việc cật lực, mỗi ngày, trung bình xưởng của ông Long sản xuất được 7-8 tấn chân hương, ngày nhiều thì được 10 tấn.
Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 10 âm lịch là bắt đầu có đơn đặt hàng, đó cũng là thời điểm gia đình bà Hòa bắt đầu “chạy nước rút”. Với hơn 10 nhân công làm việc cật lực, mỗi ngày, trung bình xưởng của ông Long sản xuất được 7-8 tấn chân hương, ngày nhiều thì được 10 tấn.
16.	Trải qua gần một thế kỉ, nghề làm hương ở Quảng Phú Cầu không chỉ tạo công ăn việc làm cho bà con mà còn trở thành nét đẹp rất riêng biệt của vùng đất nơi đây.
Trải qua gần một thế kỉ, nghề làm hương ở Quảng Phú Cầu không chỉ tạo công ăn việc làm cho bà con mà còn trở thành nét đẹp rất riêng biệt của vùng đất nơi đây.

Khánh Huy

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.