Những kiểu “độ” xe nào sẽ bị loại khi đăng kiểm?

Không phải khi các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới siết chặt hơn việc đăng kiểm thì các xe ô tô “độ, chế” thêm mới bị từ chối kiểm định mà thực tế theo quy định của pháp luật các xe lắp thêm phụ kiện không phải của nhà sản xuất, làm sai khác thiết kế của nhà sản xuất đã đăng ký với cơ quan đăng kiểm đều sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Các xe lắp thêm phụ kiện không phải của nhà sản xuất, làm sai khác thiết kế của nhà sản xuất đã đăng ký với cơ quan đăng kiểm đều sẽ bị từ chối đăng kiểm
Các xe lắp thêm phụ kiện không phải của nhà sản xuất, làm sai khác thiết kế của nhà sản xuất đã đăng ký với cơ quan đăng kiểm đều sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Những chiếc xe ô tô “độ, chế” thêm cánh gió sau, bậc bước chân lên/xuống, vè che mưa, cụm đèn, mặt ca-lăng, mâm (vành), giá nóc… đi đăng kiểm gần đây đều bị từ chối kiểm định, chủ xe được yêu cầu phải khắc phục về nguyên trạng như khi xe xuất xưởng. Đặc biệt, trong các phụ kiện lắp thêm, có nhiều phụ kiện được các đại lý khuyến mại và lắp thêm ngay khi giao xe mới cho người mua. Điều đáng nói, trước đây, những xe lắp thêm như trên vẫn đạt đăng kiểm, nhưng nay lại không, gây ra nhiều tranh luận.

Theo lãnh đạo một trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội, Cục Đăng kiểm mới đây có văn bản yêu cầu trung tâm đăng kiểm trên cả nước phải tuân thủ nghiêm quy định, làm sai sẽ xử lý nghiêm. Do đó, các trung tâm đăng kiểm cũng từ chối kiểm định với xe “độ, chế” làm sai khác mẫu mã của nhà sản xuất đã đăng ký, những xe đã lắp thêm thì buộc phải tháo trả về nguyên trạng ban đầu mới được kiểm định. Trước đây, có thể một số trung tâm đăng kiểm vẫn cho qua với những xe lắp thêm phụ kiện nhưng không làm thay đổi kết cấu, độ an toàn của phương tiện, nhưng nay có nhiều vấn đề nên siết chặt hơn.

Trường hợp xe ô tô lắp thêm cản trước, cản sau, giá nóc; thay đổi hệ thống đèn xe; dán decal toàn bộ xe; lắp thêm ghế đối với xe van (xe bán tải 2 chỗ ngồi; thay đổi kết cấu xe so với kết cấu xe nguyên thủy; không tuân thủ yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, xe "độ"...

Với xe ô tô thay vành mâm, trường hợp mẫu mã, họa tiết, hoa văn có thể khác nguyên mẫu ban đầu, nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật, kích cỡ phải tương tự vành theo xe. Vì trong quá trình sử dụng, vành mâm có thể bị hỏng, chủ xe phải thay bộ khác, nhưng phải đúng tiêu chuẩn thiết kế.

Với cụm đèn, nếu thay mới cũng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, không phải cứ thích là thay nguyên cụm là được. Trường hợp đèn tối phải thay, thì chỉ thay bóng loại sáng hơn, công suất cao hơn chút, nếu chủ xe thay cả cụm đèn sẽ bị từ chối kiểm định.

Có hai tiêu chí xét duyệt đăng kiểm đối với đèn xe ô tô. Đầu tiên là tiêu chuẩn của ngành quy định, bao gồm: Hình dạng chùm sáng, cường độ sáng và góc chiếu. Thứ hai là chứng nhận kiểu loại mà nhà sản xuất đã đăng ký với Cục Đăng kiểm Việt Nam. Với các loại đèn cùng một hãng mà nhà sản xuất cho phép lắp trên một dòng xe, ví dụ như một chiếc Kia K3 đời thấp lắp bóng đèn của xe đời cao hơn thì không vấn đề gì, trung tâm đăng kiểm vẫn chấp nhận.

Trong khi đó, các loại đèn “độ” được bán ngoài thị trường thường bị từ chối đăng kiểm do chùm sáng khi đưa vào máy đo không đúng theo hình dạng quy chuẩn. Có thể hình dạng chùm sáng đúng nhưng cường độ chiếu sáng lại không đủ thì cũng bị từ chối. Nếu nhà sản xuất khuyến cáo được lắp các phụ tùng thay thế thì trung tâm đăng kiểm vẫn chấp nhận, miễn là đáp ứng được các tiêu chí trên. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa mà trung tâm đăng kiểm thường yêu cầu chủ phương tiện phải trả đèn về nguyên trạng mới được chấp nhận là do yếu tố an toàn. Những loại đèn lắp ngoài khi bật lên có dòng điện rất lớn, nguy cơ gây quá tải ắc quy từ đó dễ dẫn đến cháy nổ, không đảm bảo an toàn.

Trường hợp tài xế lái xe ô tô khi giấy chứng nhận đăng kiểm đã hết hạn hoặc không có giấy chứng nhận đăng kiểm thì tài xế sẽ bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng. Ngoài ra, nếu chủ xe chưa đóng phí phạt nguội cũng không được đăng kiểm. Khi đó, trung tâm đăng kiểm sẽ yêu cầu chủ xe đi nộp phạt hành chính đầy đủ rồi mới quay lại trung tâm để làm thủ tục đăng kiểm.

Từ ngày 1/1/2020, mức phạt ô tô hết hạn đăng kiểm đã được áp dụng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, trường hợp người trực tiếp lái xe (kể cả xe rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng sẽ bị xử phạt từ 3 - 4 triệu đồng.

Trường hợp người trực tiếp lái xe có sử dụng giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn trên 1 tháng sẽ bị xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người trực tiếp lái xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng sẽ bị tước bằng lái từ 1 - 3 tháng theo quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với chủ xe là cá nhân, trường hợp phương tiện quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng sẽ bị xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng; trường hợp ô tô quá hạn từ trên một tháng sẽ bị xử phạt từ 6 - 8 triệu đồng. Đối với chủ xe là tổ chức, trường hợp phương tiện quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng sẽ bị xử phạt từ 8 - 12 triệu đồng; trường hợp phương tiện quá hạn trên 1 tháng sẽ bị xử phạt từ 12 - 16 triệu đồng.

Nghiên cứu phương án dán thẻ định danh là thủ tục bắt buộc khi đăng kiểm xe ô tô
Bắt buộc dán thẻ thu phí ETC khi đăng kiểm xe ô tô

Ngô Sơn

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.