Bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp trước nạn hàng giả, hàng nhái

Ông Nguyễn Thành Đồng, Phó GĐ Trung tâm Tư vấn chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu (PCCP) cho biết, Trung tâm là tổ chức công lập được Liên Hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam thành lập theo Quyết định số 388/QĐ-LHHVN và phê duyệt Điều lệ tổ chức hoạt động số 389/LHHVN ngày 19/4/2019.
Kết nối hiệu quả sản phẩm OCOP tới các nhà phân phối tại Hà Nội
Ông Nguyễn Thành Đồng, Phó GĐ Trung tâm Tư vấn chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu trao đổi với PV.

Hiện nay, Trung tâm có văn phòng đại diện ở 40/63 tỉnh TP. Đến đầu quý 1 năm 2023 sẽ phủ kín các văn phòng trên toàn quốc. Mục đích của các văn phòng nhằm thay mặt Trung tâm truyền thông điệp về chống hàng giả, gian lận thương mại đến tận người tiêu dùng ở các địa phương trên toàn quốc. Trong đó, PCCP đã và đang xây dựng mạng lưới các ngân hàng dữ liệu, lưu giữ mẫu vật phẩm làm đối chứng cho các nhà sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa để phát hiện. Chống và thực hiện tư vấn các bước nhằm bảo vệ thương hiệu cho đối tác.

Bên cạnh đó, PCCP còn xây dựng quy trình ngăn chặn, phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại cho các nhà sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa. Thực hiện tư vấn các bước nhằm bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu cho các đối tác. Tư vấn Luật Thương mại phát hiện việc gian lận thương mại, đại diện giải quyết tranh chấp thương mại trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, Trung tâm đã nghiên cứu ra được quy luật phòng, chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cũng như chống gian lận thương mại tối ưu được kết hợp từ Trung tâm đến nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng theo chuỗi liên kết có độ chính xác và kịp thời cao thông qua hệ thống mã QRcode (tài liệu Nhà nước) do PCCP cấp cho DN. “Hệ thống mã QRcode sẽ là “quả đấm thép” trong tình hình các sản phẩm nhái, giả, kém chất lượng trên thị trường nói chung làm sụt giảm uy tín cũng như sản xuất kinh doanh của DN. Vấn nạn này nếu không triệt để đấu tranh, loại bỏ sẽ mang lại nhiều hệ lụy, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm từ DN tới người tiêu dùng”, ông Đồng nói.

Ông Đồng cho biết thêm, công tác chống hàng giả không thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự tham gia, phối hợp của DN và sự chung tay của toàn xã hội. Do vậy, các DN cũng cần chủ động, tích cực tham gia vào cuộc chiến để chống hàng giả, hàng nhái thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm song song với việc hướng dẫn, chỉ rõ cho người tiêu dùng các thủ đoạn làm hàng giả cũng như cần có kênh phân phối sản phẩm chất lượng tốt tới tận tay người tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất… Các DN cần tăng cường quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá và chủ động khiếu nại khi bị xâm phạm nhãn hiệu.

Kết nối hiệu quả sản phẩm OCOP tới các nhà phân phối tại Hà Nội
Ông Nguyễn Thành Đồng, đại diện Trung tâm ký kết với đối tác

Liên kết giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn nữa. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người tiêu dùng trang bị kiến thức “tiêu dùng thông minh”, đồng thời nâng cao nhận thức cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vì quyền lợi của bản thân và xã hội, nhất là tránh trở thành nạn nhân của hàng giả, hàng nhái. Được vậy, cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng mới đạt hiệu quả cao hơn; thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút đầu tư, bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất kinh doanh chân chính; từng bước tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng…

Thực tế, các DN đang phải tìm cách chống lại việc làm giả, làm nhái và gian lận thương mại sản phẩm của DN mình đang sản xuất, phân phối trên thị trường bằng phương pháp áp dụng công nghệ tiên tiến. Đoàn kết và tăng cường hợp tác giữa DN và người tiêu dùng cùng với sự kiên tâm và bền chí vượt qua khó khăn, thử thách đạt mục tiêu chống làm giả, làm nhái và gian lận thương mại để bảo vệ thương hiệu, bảo vệ sở hữu trí tuệ cho DN và lợi ích hợp pháp người tiêu dùng bằng phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất đó là sứ mệnh và quyết tâm của cán bộ, công chức viên chức Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.

Để hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn không chỉ gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, mà còn làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh, triệt đường phát triển của các DN nội địa, gián tiếp đánh mất “lợi thế” thị trường, “mất điểm” trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, nhất là những nhãn hàng lớn, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bối cảnh này, đòi hỏi công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái phải đi vào thực chất… Có như vậy mới có thể bảo vệ người tiêu dùng và DN hiệu quả cũng như tạo dựng một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn.

Hà Nội: Từng bước đẩy lùi tình trạng hàng giả, hàng nhái
Trách nhiệm ở cả phía người tiêu dùng
Bảo đảm tối đa quyền lợi của người tiêu dùng

Công Phương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.