Hà Nội:

Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, hàng năm ngành GD&ĐT TP đã chủ động, tích cực phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác PBGDPL trong các nhà trường với nội dung thiết thực, đa dạng hình thức…
Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên tổ chức phát động điểm Hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2022
Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên tổ chức phát động điểm Hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2022

Nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng

Theo đó, trong 10 năm thực hiện Luật PBGDPL, ngành GD&ĐT TP đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định mới liên quan đến giáo dục; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; phòng chống tệ nạn và xã hội; bảo vệ môi trường; an toàn thực phẩm; phòng chống tác hại của thuốc lá, tác hai của rượu bia; phòng cháy chữa cháy; quy định của pháp luật có liên quan đến Luật Thủ đô, Luật Cư trú, Luật Trẻ em; Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng, chống ma túy; Bộ luật Hình sự; bạo lực học đường; quyền và bổn phận trẻ em...

Kết hợp với tuyên truyền phổ biến pháp luật gắn với kỹ năng sống cho học sinh về phòng chống cháy nổ, xâm hại tình dục, phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em, phòng chống bệnh Covid-19. Với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: Tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật”, triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền tháng cao điểm về ATGT, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, HIV/AIDS cho giáo viên và học sinh.

Đặc biệt, tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh các cấp như: Hội thi “Phòng chống ma túy”; cuộc thi: “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” cấp tiểu học; cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT; cuộc thi ảnh “Đi bộ an toàn” cấp THCS; cuộc thi “Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến”, “Đấu trường 100”...;

Lồng ghép phổ biến pháp luật vào các chương trình giáo dục

Thực hiện đổi mới cách dạy, cách học theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT; tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, giao lưu trao đổi kiến thức, lao động, vệ sinh trường, lớp, hoạt động xã hội, các hoạt động trải nghiệm, CLB văn hóa, thể thao gắn với các phong trào thi đua.

Đối với giáo dục mầm non: Tiếp tục giảng dạy một số nội dung pháp luật, biển báo về giao thông, về gia đình, bảo vệ môi trường, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh an toàn thực phẩm...

Đối với giáo dục phổ thông cấp THCS, Tiểu học: Tiếp tục giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, kỹ năng sống với chủ đề “Đi đường cho bạn và cho tôi”; tuyên truyền, phổ biến về giới tính, phòng, chống xâm hại trẻ em; cung cấp các kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Chú trọng các nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực học đường, về chính sách dân số; tuyên truyền phổ biến các quyền về dân sự, chính trị thông qua hình thức triển khai kế hoạch dạy học "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ" cho học sinh từ khối lớp 1 đến lớp 5.

Đồng thời, phối hợp với CQCA tuyên truyền các nội dung: Luật Giao thông đường bộ, đường sắt; văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông; bảo vệ môi trường; phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em; phòng, chống ma túy học đường; Luật An ninh mạng, hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh, đúng pháp luật và cách bảo mật thông tin cá nhân trên Internet...

Nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khóa, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Tích cực triển khai, vận động cán bộ, viên chức, học sinh tích cực tham gia các cuộc thi, nổi bật như: Cuộc thi viết "Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015", "Tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015", cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai", cuộc thi trực tuyến "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc thi “Học sinh giỏi môn giáo dục công dân cấp TP”, cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh THPT năm 2016, 2017” do Bộ Tư pháp tổ chức, cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19”... ;

Lồng ghép pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong nhà trường, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục công dân, học sinh giỏi môn Giáo dục công dân cấp huyện. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường, làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Ban Tuyên giáo Thành ủy đã phối hợp với các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tuyên truyền đảm bảo trật tự ATGT và văn minh đô thị. CATP đã phối hợp với nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các sinh viên đầu khóa pháp luật liên quan đến ANTT trên địa bàn.
Các hoạt động PBGDPL được tổ chức có trọng tâm, trọng điểm đạt hiệu quả tích cực
Kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn lực trong công tác PBGDPL

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.