Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ Lê Trung Đức

Luật PBGDPL góp phần tạo chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ pháp luật

Ngày 9/1, báo Kinh tế & Đô thị cùng Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức tọa đàm “10 năm Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống” hưởng ứng các hoạt động Ngày Pháp luật Việt Nam, Luật gia Lê Trung Đức – UVBTV Thành hội, Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ đã chia sẻ về một số thành tựu đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), thực hiện Luật PBGDPL.
Luật PBGDPL góp phần tạo chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ pháp luật
Luật gia Lê Trung Đức – UVBTV Thành hội, Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ đã chia sẻ về một số thành tựu đạt được trong công tác PBGDPL, thực hiện Luật PBGDPL.

Theo luật gia Lê Trung Đức, trong 10 năm qua, việc quán triệt, triển khai Luật PBGDPL đã được các cấp, các ngành trên phạm vi cả nước thực hiện đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, kịp thời, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt và phù hợp với các mô hình, các làm hay và sáng tạo. Nội dung tuyên truyền phong phú, thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành và yêu cầu phát kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững quốc phòng – an ninh của các địa phương, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu, tiếp cận pháp luật và thực tiễn của người dân.

Các cấp, các ngành đã quan tâm đầu tư các nguồn lực, nâng cao vị trí, vai trò của công tác PBGDPL; xác định công tác PBGDPL là một trong những nội dung quan trọng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, hiệu quả của công tác PBGDPL góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, để công tác PBGDPL thực sự là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống.

Tại tọa đàm, ông Lê Trung Đức nhận định, 10 năm qua, công tác tuyên truyền PBGDPL đã đạt một số thành tựu nổi bật. Trước hết, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác chỉ đạo, triển khai công tác PBGDPL đã có sự chuyển biến tích cực, các tổ chức Đảng xác định rõ công tác PBGDPL là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Vấn đề này được thể hiện rõ trong việc các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung các nguồn lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong việc ban hành các văn bản triển khai công tác PBGDPL đến cơ sở và người dân.

Đã tăng cường trong việc triển khai, hướng dẫn thi hành Luật PBGDPL, các luật được ban hành đi vào cuộc sống, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, phát huy vai trò phối hợp của các cấp, các ngành chức năng, MTTQ và các tổ chức thành viên. Đặc biệt là các địa phương với việc phát huy vai trò chủ động, tích cực, trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ và chấp hành pháp luật để mọi người dân tin và làm theo. Nhiều mô hình sáng tạo của một số địa phương được triển khai thực hiện có hiệu quả thiết thực.

Cùng với đó, thể chế, chính sách của công tác PBGDPL đã được hoàn thiện, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện, chặt chẽ đối với Luật PBGDPL và các văn bản pháp luật có liên quan như Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành có liên quan.

Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện. Qua đó, đầu tư về nguồn nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác PBGDPL. Chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL từng bước được nâng lên góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện Luật PBGDPL được đồng bộ, thường xuyên, kịp thời, hiệu quả.

Các hình thức và nội dung triển khai thực hiện công tác PBGDPL đa dạng, phong phú, sáng tạo, linh hoạt, thích ứng, phù hợp với thực tiễn đối với đối tượng và địa bàn, nội dung PBGDPL luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, những vấn đề “nóng”, dư luận xã hội quan tâm và cần định hướng dư luận xã hội, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của Nhân dân.

Nguồn lực cho công tác PBGDPL được đảm bảo. Việc huy động nguồn lực từ trong Nhân dân và sự tham gia của người dân vào công tác PBGDPL được quan tâm. Hoạt động xã hội hóa công tác PBGDPL được chú trọng và nhiều nơi có hiệu quả thiết thực. Huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội từ Nhân dân về nguồn nhân lực đến tài chính góp phần tăng hiệu quả thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của công tác PBGDPL.

Thành tựu nữa là sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân được nâng lên. Đây là khâu đột phá trong tổ chức thi hành pháp luật, là mục tiêu quan trọng nhất của công tác PBGDPL, để mỗi người dân chủ động hơn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, vì lợi ích của công dân và cộng đồng, tăng cường công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững quốc phòng - an ninh, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật.

“Qua 10 năm thực hiện công tác PBGDPL về thi hành Luật PBGDPL thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đầu tư nguồn lực, kinh phí, cơ sở vật chất; được sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, MTTQ và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện, đã thể hiện rõ trách nhiệm của người đứng đầu và những người làm công tác PBGDPL cùng với sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân; Luật PBGDPL từng bước đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ pháp luật, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân ngày một được nâng cao”, luật gia Lê Trung Đức khẳng định.

Kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn lực trong công tác PBGDPL
Công tác tuyên truyền PBGDPL bám sát chỉ đạo của Trung ương và Thành phố
Tọa đàm “10 năm Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống”

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.