3 tháng thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm trật tư an toàn giao thông

Xử lý 788.607 trường hợp, phạt tiền 1.400 tỉ đồng

Chiều 14/10, Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an thông tin về kết quả xử lý sau 3 tháng thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm trật tư an toàn giao thông (từ 20/6 đến 20/9).
Xử lý 788.607 trường hợp, phạt tiền 1.400 tỉ đồng
Cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ xe của tài xế

Theo đó, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 788.607 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), phạt tiền gần 1.400 tỉ đồng; tước giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn 134.064 trường hợp; tạm giữ 189.045 phương tiện các loại.

Trong đó, CSGT xử lý hơn 773.000 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 1.300 tỉ đồng; tước 133.872 giấy phép lái xe; tạm giữ 189.010 phương tiện các loại. Đường thủy 15.140 trường hợp, phạt tiền gần 30 tỉ đồng; tạm giữ 35 phương tiện; tước bằng, chứng chỉ chuyên môn 192 trường hợp.

Về vi phạm về nồng độ cồn, lực lượng CSGT đã xử lý 110.774 tài xế (trong đó: xe tải 624 trường hợp; xe con 6.641 trường hợp; xe khách 83 trường hợp; xe mô tô 103.122 trường hợp…); phạt tiền hơn 500 tỉ đồng; tạm giữ 110.774 phương tiện; tước giấy phép lái xe 69.358 trường hợp. So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 47.315 trường hợp, tiền phạt tăng hơn 200 tỉ đồng. Trong đó, TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng... là những địa phương có kết quả xử lý cao.

Về vi phạm quy định về “cơi nới” thùng xe, chở hàng quá trọng tải, quá khổ, CSGT toàn quốc xử lý 47.224 trường hợp; phạt tiền hơn 260 tỉ đồng; tạm giữ 1.164 phương tiện; tước giấy phép lái xe 24.483 trường hợp. Yêu cầu tháo, cắt thùng xe: 8.094 trường hợp; Hạ tải: 15.377 trường hợp. So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 27.006 trường hợp, tiền phạt tăng hơn 100 tỉ đồng. Thanh Hoá, Hà Nội, Nghệ An, TPHCM... là các địa phương có kết quả xử lý cao.

Về vi phạm về tốc độ trên đường bộ,lực lượng chức năng đã xử lý 112.337 trường hợp (xetải 12.498 trường hợp; xe con 46.956 trường hợp; xe khách 3.828 trường hợp; xe container 570 trường hợp; môtô 48.485 trường hợp); phạt tiền gần 200 tỉ đồng; tạm giữ 3.372 phương tiện; tước giấy phép lái xe 26.398 trường hợp. So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 26.668 trường hợp, tiền phạt tăng gần 50 tỉ đồng. TPHCM, Đồng Nai, Quảng Ninh... là những địa phương có kết quả xử lý cao.

Về vi phạm trên đường thủy nội địa: Chở quá vạch mớn nước an toàn: 11.205 trường hợp; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị an toàn kỹ thuật, PCCC: 402 trường hợp; chở hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ: 16 trường hợp; cảng, bến thủy nội địa hoạt động không phép: 55 trường hợp; vi phạm về đăng ký, đăng kiểm: 985 trường hợp.

Ngoài ra, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, tai nạn giao thông sau 3 tháng cao điểm, giảm trên cả 3 tiêu chí so với thời gian trước liền kề. Toàn quốc xảy ra hơn 2.590 vụ (giảm 360 vụ), làm chết 1.406 người (giảm 239 người), 1.828 người bị thương (giảm 148 người).

ua 3 tháng triển khai thực hiện kế hoạch cao điểm đã tạo được chuyển biến tích cực, tuyên truyền, hướng dẫn vận động nhân dân, doanh nghiệp tạo được uy tín của lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc xử lý xe quá khổ, quá tải, vi phạm về nồng độ cồn...; việc thực hiện cao điểm đã được nhiều ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân đồng tình ủng hộ, cùng vào cuộc hỗ trợ lực lượng Công an.

Qua 3 tháng thực hiện cao điểm, lực lượng CSGT ghi nhận việc phương tiện vi phạm chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, cơi nới thùng xe cơ bản đã được kiểm soát, có địa phương không còn tình trạng xe cơi nới thành thùng hoạt động.

Thời gian tới, lực lượng CSGT tiếp tục duy trì và triển khai quyết liệt các giải pháp công tác bảo đảm TTATGT, nhất là xe chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn, “cơi nới” thùng xe. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Công an về xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn, dương tính chất ma túy; xử lý xe quá tải…

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT, phải xác định lấy người dân làm trọng tâm và là chủ thể của công tác này. Mọi hoạt động của CSGT phải bảo đảm các quyền lợi cho người dân, làm cho mọi người dân nhận thức được việc chấp hành đúng các quy định về trật tự, an toàn giao thông.

Thông qua hoạt động nghiệp vụ kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập trong công tác tổ chức giao thông, các “điểm đen” về tai nạn giao thông để có văn bản kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền khắc phục;

Trường hợp đã kiến nghị nhưng không có biện pháp khắc phục mà để xảy ra tai nạn giao thôngphải phối hợp điều tra xác định nguyên nhân và xem xét trách nhiệm liên đới của các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.

Hà Nội tổ chức lại giao thông trên tuyến đường Trường Chinh - Đại La - Minh Khai
Xử phạt ô tô đi ngược chiều nhờ tin báo trên Facebook
Cướp máy đo tốc độ của Cảnh sát giao thông, người đàn ông bị bắt giữ

Gia Bảo

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.