Hà Nội hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 251/KH-UBND về hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đến năm 2025.
Hà Nội hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”
Hà Nội hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Kế hoạch nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội nhằm tạo sự thống nhất của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nhân, người lao động và các tầng lớp Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách, chương trình giảm nghèo của thành phố và của Trung ương.

Tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu đến cuối năm 2025, thành phố cơ bản không còn hộ nghèo, không có hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công, không có hộ tái nghèo, hạn chế thấp nhất số hộ nghèo phát sinh mới, giảm nhanh số hộ nghèo tại các xã vùng nông thôn, miền núi.

Theo đó, tùy theo từng nhóm đối tượng để đề ra nội dung thi đua phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ giảm nghèo. Các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội hoàn thành có chất lượng, đúng thời hạn các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền…

Cấp quận đặt ra chỉ tiêu phấn đấu: Các quận, từ cuối năm 2023 đến năm 2025, không còn hộ nghèo; các huyện, thị xã, cuối năm 2023, hộ nghèo giảm trên 50% so với đầu năm 2022; đến cuối năm 2025, hộ nghèo giảm trên 70% so với đầu năm 2022. Cấp xã: Các phường, từ cuối năm 2023 đến năm 2025, không còn hộ nghèo; các xã, thị trấn, cuối năm 2023, hộ nghèo giảm trên 50% so với đầu năm 2022 và đến cuối năm 2025, hộ nghèo giảm trên 70% so với đầu năm 2022.

Đối với thôn, xóm, tổ dân phố hỗ trợ vốn, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật để hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống và thoát nghèo. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có những sáng kiến, cách làm hay, hiệu quả trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, thực hiện có hiệu quả các mô hình giảm nghèo, tạo được việc làm và tăng thu nhập.

Đối với các doanh nghiệp tham gia đóng góp bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực trong thực hiện công tác giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo; tham gia liên kết, phối hợp sản xuất, chế biến và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của người nghèo; triển khai thực hiện các mô hình giảm nghèo, dạy nghề và tạo việc làm đối với người nghèo… Các tổ chức ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo quy định.

Quan tâm chăm lo Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam
Phát động “tháng cao điểm vì người nghèo”
Thư ngỏ vận động ủng hộ ''Quỹ vì người nghèo'' thành phố Hà Nội năm 2022

T.Quang

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.