Triển khai, thực hiện Kế hoạch 159/KH-UBND của UBND TP Hà Nội và Luật Hòa giải ở cơ sở:

Kỳ cuối: Làm tốt chức năng giám sát

Hoạt động hòa giải ở cơ sở tại quận Bắc Từ Liêm nói riêng, trên địa bàn TP Hà Nội nói chung trong những năm qua đã khẳng định vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội. Góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và Nhân dân, thúc đẩy KT-XH phát triển…
Số vụ phát sinh mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư giảm khoảng 3.592 vụ/năm và có xu hướng giảm dần qua từng năm
Số vụ phát sinh mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư giảm khoảng 3.592 vụ/năm và có xu hướng giảm dần qua từng năm

Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội, từ tình hình tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua và thực trạng pháp luật hiện hành về lĩnh vực này. Luật Hòa giải ở cơ sở đã thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là UBMTTQ, bảo đảm tính linh hoạt, mềm dẻo, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong Nhân dân ở cơ sở…

Từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở đi vào cuộc sống, tại quận Bắc Từ Liêm, tỷ lệ hòa giải thành ngày càng cao, góp phần giảm thiểu tình trạng khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp. UBMTTQ quận thực hiện tốt chức năng giám sát, hướng dẫn và phối hợp thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản pháp luật có liên quan và văn bản chỉ đạo các cấp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của công tác hòa giải ở sở trên địa bàn quận.

Ngay từ đầu năm, UBND quận Bắc Từ Liêm đã triển khai kiểm tra việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở tại UBND 13 phường thuộc quận. Việc kiểm tra cũng để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả. Qua đó nâng cao hơn nữa chất lượng công tác hòa giải cơ sở và phục vụ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách về hòa giải cơ sở. Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác hòa giải cơ sở.

Theo lãnh đạo UBND quận, hoạt động kiểm tra được thực hiện nghiêm túc, khách quan, tiết kiệm và hiệu quả. Tuân thủ đúng quy định pháp luật về phạm vi, đối tượng, thủ tục kiểm tra, thực hiện giám sát kiểm tra. Kết quả kiểm tra phản ánh chính xác tình hình thực hiện Luật Hòa giải cơ sở, đảm bảo mục đích kiểm tra, phục vụ có hiệu quả cho việc chỉ đạo, điều hành công tác hòa giải cơ sở.

Kiểm tra các nội dung, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác hòa giải cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này. Củng cố kiện toàn tổ hòa giải, hòa giải viên, tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo các chương trình, đề án, kế hoạch đã được UBND quận xây dựng.

Cấp phát tài liệu phục vụ công tác hòa giải cơ sở. Bố trí đúng và đủ kinh phí theo quy định của pháp luật để đảm bảo hiệu quả cho công tác hòa giải cơ sở. Công tác kiểm tra, thống kê số liệu, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về hòa giải cơ sở.

Việc phát huy vai trò nòng cốt của UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận theo quy định của pháp luật và các chương trình phối hợp công tác có liên quan. Đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, những thuận lợi tác động tích cực lên đời sống xã hội ở địa phương, những mô hình, những cách làm hiệu quả được áp dụng, những khó khăn hạn chế còn tồn tại cần khắc phục, tháo gỡ.

Để nâng cao chất lượng hòa giải cơ sở, UBND quận Bắc Từ Liêm luôn quan tâm, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Đảng ủy, quản lý điều hành của chính quyền, sự phối hợp thực hiện của MTTQ và các đoàn thể đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Hoạt động hòa giải ở cơ sở ở tại quận đã thực sự thu hút được các nguồn lực xã hội cùng tham gia, góp phần nâng cao hiệu quả PBGDPL, hình thành cho mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Theo bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng PBGDPL, Sở Tư pháp TP Hà Nội, từ khi triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở đến trước khi triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” theo Chỉ thị 11-CT/TU, số vụ việc phát sinh hàng năm như sau: Năm 2014: 9.843 vụ, năm 2015: 10.026 vụ, năm 2016: 7.557 vụ, năm 2017: 8.218 vụ; trung bình mỗi năm phát sinh 8.911vụ.

Giai đoạn sau khi triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” theo Chỉ thị 11-Ct/TU trên toàn địa bàn TP (từ 2018 đến nay) số vụ việc phát sinh hàng năm như sau: Năm 2018 phát sinh 6.642 vụ, năm 2019: 5.063 vụ, năm 2020: 5.614 vụ; 10 tháng đầu năm 2021 phát sinh 3.071 vụ; trung bình 5.319 vụ/năm. Như vậy, so với giai đoạn trước khi có Chỉ thị 11-CT/TU, số vụ phát sinh mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư giảm khoảng 3.592 vụ/năm và có xu hướng giảm dần qua từng năm.

Kỳ 1: Dấu ấn của công tác Hòa giải ở cơ sở

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.