Hà Nội: Tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2022-2025

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 243/KH-UBND về tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
Hà Tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2022-2025
Hà Nội tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Kế hoạch nêu rõ, các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị, doanh nghiệp của thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền thực hiện thường xuyên, liên tục 14 nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, tiếp tục tổ chức, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về phòng, chống tham nhũng... Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ tuyên truyền viên là người có uy tín trong cộng đồng dân cư; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng thường xuyên đối với đội ngũ tuyên truyền nòng cốt này.

Tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng thông qua các hoạt động văn hóa, nhất là: Văn hóa truyền thống; nghệ thuật chuyên nghiệp và quần chúng; tuyên truyền lưu động; tổ chức xét xử lưu động các vụ án tham nhũng.

Tổ chức các hoạt động tôn vinh, nhân rộng mô hình, gương tiêu biểu trong phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xây dựng đạo đức liêm chính. Tổ chức các cuộc thi, giải thưởng có chủ đề phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính.

Đồng thời, khai thác, sử dụng có hiệu quả tủ sách pháp luật điện tử quốc gia, điểm tuyên truyền tập trung pháp luật phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính trên các địa bàn dân cư và trong cơ quan, đơn vị. Tăng cường lồng ghép tuyên truyền pháp luật trong hoạt động chuyên môn, nhất là trong các hoạt động: Cải cách và kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra, thanh tra, giám sát, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Thông qua các nhiệm vụ trên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân Thủ đô.

Hải Phòng: Công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành phố
Bộ Chính trị: Đẩy nhanh tiến độ truy tố, xét xử các vụ tham nhũng lớn
Vĩnh Phúc: 4 lãnh đạo Sở Tư pháp dính kỷ luật nặng, trong đó 2 người bị khai trừ Đảng
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới
Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai

HP

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.