Hà Nội khuyến khích phát triển các phương án ứng dụng công nghệ tái sử dụng

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3119/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch thúc đẩy tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2023-2025.
Khuyến khích phát triển các phương án ứng dụng công nghệ tái sử dụng, tái chế chất thải nông nghiệp
Khuyến khích phát triển các phương án ứng dụng công nghệ tái sử dụng, tái chế chất thải nông nghiệp

Theo đó, các sở, ban, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp tích cực với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; khuyến khích phát triển các phương án ứng dụng công nghệ tái sử dụng, tái chế chất thải nông nghiệp, phế phụ phẩm nông nghiệp gắn với chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phục vụ nền kinh tế tuần hoàn; bảo đảm môi trường sống người dân khu vực nông thôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh.

Cụ thể, thay đổi thói quen, nhận thức và tư duy của người sản xuất, không chỉ đối với những cơ sở sản xuất nông sản hữu cơ, mà còn tác động đến toàn dân, nhằm hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp sức vào công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn và hướng tới kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh. Tăng cường tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tăng hiệu quả kinh tế khi sử dụng các sản phẩm tái chế từ chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp so với những nguyên liệu trước đó trong các quy trình sản xuất hữu cơ.

Thành phố phấn đấu, 100% người dân nông thôn được tiếp cận thông tin về thu gom, xử lý tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ thông qua các phương tiện truyền thông. Dự kiến, khoảng 150.000 người dân đại diện cho 150.000 hộ gia đình có tham gia sản xuất nông nghiệp được tập huấn kỹ thuật về tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tái chế biến chất thải chăn nuôi, phụ phẩm cây trồng thành nguyên liệu hữu cơ để làm phân bón hữu cơ tại chỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp tuần hoàn.

Tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý, giảm thiểu chất thải nhựa
Đến 2025, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh

T.Quang

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.