8 tháng đầu năm 2022:

Giải quyết trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 45 nghìn người lao động

Trong 8 tháng năm 2022, TP Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 153.523/160.000 lao động. Tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 45.277 người, kinh phí hỗ trợ là 1.194 tỷ đồng.
Trong 8 tháng năm 2022, TP Hà Nội đã tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 45.277 người, kinh phí hỗ trợ là 1.194 tỉ đồng.
Trong 8 tháng năm 2022, TP Hà Nội đã tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 45.277 người, kinh phí hỗ trợ là 1.194 tỉ đồng.

Tạo việc làm cho người lao động

Theo thống kê của Hà Nội, trong 8 tháng năm 2022, TP đã giải quyết việc làm cho 153.523/160.000 lao động, đạt 96% kế hoạch năm, tăng 38.728 lao động được tạo việc làm, tương đương tăng 33,7% so với 8 tháng năm 2021.

Trong đó, Hà Nội đã tạo việc làm cho 51.024 lao động từ nguồn vốn ngân sách TP ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền 2.388 tỷ đồng; số người lao động nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên, sàn giao dịch việc làm là 11.305 lao động.

Hà Nội cũng đã đưa 1.300 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; số lao động được giải quyết việc làm qua cung ứng dịch vụ việc làm của các DN và qua các hình thức khác là 89.894 lao động.

Tính đến ngày 20/8, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 168 phiên giao dịch việc làm với 4.656 đơn vị, DN tham gia; tổng số nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh là 91.926 người; tổng số lao động được phỏng vấn là 38.794 lao động; số lao động được tuyển dụng tại phiên là 12.895 lao động.

Hà Nội đã tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 45.277 người, kinh phí hỗ trợ là 1.194 tỷ đồng. Chỉ trong tháng 7, TP đã ban hành quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 5.700 lao động với số tiền 145,3 tỷ đồng; tư vấn.

Cùng với đó, TP hỗ trợ học nghề cho 1.013 người, số tiền hỗ trợ là 4,52 tỷ đồng. Cùng với đó, TP đã thẩm định và cấp 7.299 giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Hà Nội, trong đó nhà quản lý, giám đốc điều hành là 2.237 người; chuyên gia là 4.050 người; lao động kỹ thuật là 1.012 người.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó GĐ Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, để hỗ trợ tạo việc làm, từ đầu năm đến nay, Sở đã phối hợp với các địa phương trên địa bàn tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại huyện Mê Linh, Gia Lâm và quận Long Biên; qua đó các DN không mất nhiều thời gian để tìm kiếm nhân lực, trong khi người lao động có thêm cơ hội việc làm.

Sở cũng chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thông qua số điện thoại, email, Zalo để gửi thông tin về các phiên giao dịch việc làm đến người lao động nhằm giúp họ sớm tìm kiếm việc làm và quay trở lại thị trường lao động. Hà Nội cũng đã bổ sung nguồn vay vốn giải quyết việc làm của năm 2022 là hơn 1.000 tỷ đồng để giúp người lao động tạo việc làm.

Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp

Kết quả phân tích dữ liệu thị trường lao động cho thấy, dự kiến nhu cầu tuyển dụng của các DN thời gian tới tập trung chủ yếu là nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh - bán hàng, công nhân sản xuất, công nhân lắp ráp linh kiện điện tử… Ngoài ra, với việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch, nhu cầu tuyển dụng của các DN trong nhóm ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ du lịch, lữ hành dự kiến sẽ tăng 15-20% so với giai đoạn trước.

Theo nhận định, trong thời gian tới, thị trường lao động Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn có thể đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do chịu áp lực tăng giá một số mặt hàng thiết yếu từ cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.

Trong những tháng cuối năm 2022, TP Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy thị trường lao động như: Rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính; định hướng đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm; triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm, xuất khẩu lao động, phát triển sản xuất; khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ ngườ lao động như: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ chủ sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Tiếp tục triển khai hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hỗ trợ chủ sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, nâng cao kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Ngoài ra, TP cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác dự báo và thông tin thị trường lao động; tiếp tục xét duyệt cho vay vốn; thu thập thông tin thị trường, kết nối cung cầu lao động song song với đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19...

Chỉ ba ngày sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15, hơn 56% số lao động nộp hồ sơ đúng hạn theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 đã được chi trả tiền hỗ trợ. Phát huy lợi thế của hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin, chỉ sau 8 ngày triển khai quyết liệt Nghị quyết số 24, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện chi trả gói hỗ trợ đạt gần 72% tổng số hồ sơ người lao động đề nghị nhận gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 03 đã nộp hồ sơ đúng thời hạn.

Theo Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15, hơn 414.000 người lao động sẽ được nhận tiền hỗ trợ từ 1,8-3,3 triệu đồng/người từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15. Lao động được hỗ trợ là đối tượng hỗ trợ đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đúng thời hạn theo quy định tại Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg (nộp hồ sơ đề nghị chậm nhất đến hết ngày 20/12/2021) nhưng chưa được chi trả. Việc ban hành Nghị quyết này tiếp tục khẳng định sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc hỗ trợ kịp thời, trực tiếp, thiết thực đối với người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp gắn với các chính sách về việc làm
Đề xuất chi phí quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022-2024
Giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp

Ngô Sơn

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.