Đảng ủy Văn phòng tỉnh ủy Vĩnh Phúc triển khai xây dựng “Chi bộ 4 tốt ”

Chiều 4/8, Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng mô hình “Chi bộ 4 tốt”. Phấn đấu xây dựng Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh tiêu biểu năm 2022.
Đảng ủy Văn phòng tỉnh ủy Vĩnh Phúc triển khai xây dựng “Chi bộ 4 tốt ”
Việc xây dựng mô hình “Chi bộ 4 tốt” nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên - mỗi cán bộ, đảng viên trong từng chi bộ luôn nỗ lực rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phấn đấu xây dựng Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh tiêu biểu năm 2022.

Tại Hội nghị triển khai xây dựng mô hình “Chi bộ 4 tốt”, đồng chí Trần Việt Cường, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nêu rõ, mô hình “Chi bộ 4 tốt gồm: Lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ - Chất lượng sinh hoạt tốt - Đoàn kết, kỷ luật tốt - Đảng viên tốt”.

Việc xây dựng mô hình “Chi bộ 4 tốt” nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020- 2025. Xây dựng Đảng ủy Văn phòng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên - mỗi cán bộ, đảng viên trong từng chi bộ luôn nỗ lực rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phấn đấu xây dựng Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh tiêu biểu năm 2022.

Đảng ủy Văn phòng tỉnh ủy Vĩnh Phúc triển khai xây dựng “Chi bộ 4 tốt ”
Đồng chí Trần Việt Cường, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc: "Việc thực hiện hiệu quả mô hình kiểu mẫu Chi bộ bốn tốt là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa rất quan trọng. Các chi bộ trong Đảng bộ xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện đảm bảo nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả, có tính khả thi cao để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra."

Tạo môi trường để đảng viên rèn luyện, phấn đấu, đồng thời mỗi đảng viên phải tự ý thức học tập, rèn luyện nhân cách, đạo đức, phong cách, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, tiên phong, gương mẫu, thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng. Kết hợp việc học tập, nâng cao nhận thức với nâng cao ý thức tự giác rèn luyện làm theo của mỗi cán bộ, đảng viên, đồng thời lãnh đạo cán bộ, đảng viên từng bước thực hiện hiệu quả mô hình kiểu mẫu “Chi bộ bốn tốt” với các nội dung: Lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; Chất lượng sinh hoạt tốt; Đoàn kết, kỷ luật tốt; Cán bộ, đảng viên tốt.

Xác định rõ việc thực hiện hiệu quả mô hình kiểu mẫu Chi bộ bốn tốt là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa rất quan trọng trong Đảng bộ, trực tiếp là các đồng chí cấp uỷ, chi ủy, bí thư chi bộ, các đoàn thể trong cơ quan và của mỗi cán bộ, đảng viên. Các chi bộ trong Đảng bộ xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện đảm bảo nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả, có tính khả thi cao để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

Về nội dung mô hình “Chi bộ 4 tốt”, đồng chí Đỗ Ngọc Quang, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết: Thứ nhất, lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch đề ra. Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Chi uỷ và đồng chí Bí thư chi bộ luôn nghiêm túc thực hiện nêu gương, đề cao trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với đồng chí lãnh đạo phụ trách Phòng, đơn vị để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Chi ủy, lãnh đạo phòng luôn sát sao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết công tác chuyên môn cũng như khả năng tập hợp, đoàn kết các đảng viên trong chi bộ để bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc theo Chương trình công tác năm. Triển khai công việc, phân công nhiệm vụ rõ ràng và bảo đảm tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ. Thường xuyên rà soát, đôn đốc cán bộ, đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tránh bỏ sót, tồn đọng công việc.

Đảng ủy Văn phòng tỉnh ủy Vĩnh Phúc triển khai xây dựng “Chi bộ 4 tốt ”
Đồng chí Đỗ Ngọc Quang, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc: "Mục tiêu chung của Đảng bộ, cấp ủy và lãnh đạo cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy là xây dựng nội bộ cơ quan luôn đoàn kết dựa trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; thưởng, phạt công minh, chính xác; tinh thần phối hợp và chia sẻ chân thành, cầu thị."

Thứ hai, chất lượng sinh hoạt tốt: Duy trì đều đặn, nền nếp, thường xuyên và có chất lượng việc sinh hoạt chi bộ định kỳ, lồng ghép phong phú, đa dạng các hình thức kết hợp sinh hoạt chuyên môn, thảo luận chuyên đề, trao đổi thông tin thời sự, nắm bắt tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên…; đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên đề. Qua đó, phổ biến, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên đến mỗi cán bộ, đảng viên.

Trong các kỳ sinh hoạt, chi ủy, luôn quan tâm, nhắc nhở, động viên cán bộ, đảng viên trong công việc cũng như trong đời sống. Qua sinh hoạt chi bộ, chi ủy lồng ghép công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Từ nhiều kênh thông tin, phản ánh để kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đảng viên; thăm dò, phát hiện được những dấu hiệu cần lưu ý, chấn chỉnh, trao đổi, định hướng tránh lệch lạc, mất phương hướng trong tư tưởng, đạo đức, lối sống của đảng viên…

Nêu gương những đảng viên tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; biểu dương, khen thưởng những đảng viên có ý tưởng, sáng kiến đổi mới, dám nghĩ, dám làm, đóng góp xây dựng chi bộ vững mạnh.

Thứ ba, đoàn kết, kỷ luật tốt: Xác định mục tiêu chung của Đảng bộ, cấp ủy và lãnh đạo cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy là xây dựng nội bộ cơ quan luôn đoàn kết dựa trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; thưởng, phạt công minh, chính xác; tinh thần phối hợp và chia sẻ chân thành, cầu thị.

Luôn quan tâm chăm lo, thực hiện tốt chế độ, chính sách, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chi ủy, Bí thư chi bộ phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo phòng trong việc phân công, phân nhiệm đối với cán bộ, đảng viên thật rõ ràng. Giao phó trách nhiệm đầy đủ, theo dõi sát tiến độ, kết quả thực hiện, kịp thời hỗ trợ, giải quyết vướng mắc khó khăn. Mỗi cán bộ, đảng viên trong chi bộ cũng luôn tự mình học tập, tự mình cố gắng vươn lên trong công tác.

Chi bộ thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng trong Chi bộ, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, phát huy dân chủ rộng rãi trong sinh hoạt của cấp uỷ, chi bộ, nhất là phát huy quyền và nghĩa vụ của đảng viên tham gia công việc của Đảng. Nội dung tự phê bình và phê bình trở thành việc làm thường xuyên, nền nếp.

Mỗi đảng viên luôn có ý thức tự soi, tự sửa mình, đặt mục tiêu hoàn thiện mình, góp phần xây dựng tổ chức và đồng chí mình trở nên tốt hơn, vững mạnh hơn. Tránh biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm trong phê bình.

Thứ tư, đảng viên tốt: Chi bộ phải có trách nhiệm giáo dục đảng viên, đảng viên phải luôn có mối liên hệ mật thiết với chi bộ, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Đảng viên tốt thì chi bộ mới tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”. Các hoạt động của chi bộ mạnh tác động trở lại đảng viên, làm cho đảng viên không ngừng tiến bộ. Tất cả đảng viên trong chi bộ phải luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu, ý thức trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; giữ gìn đoàn kết nội bộ; tin tưởng và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tích cực tham gia gắn kết với khu dân cư; giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiện với hàng xóm, gia đình…

Đảng ủy Văn phòng tỉnh ủy Vĩnh Phúc triển khai xây dựng “Chi bộ 4 tốt ”
Đại diện các Chi bộ ký cam kết triển khai xây dựng mô hình "Chi bộ 4 tốt"

Chi ủy, lãnh đạo phòng luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảng viên trẻ, cử cán bộ, đảng viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức, tạo động lực cũng như trao cơ hội để họ phấn đấu, thể hiện năng lực, trình độ. Thực hiện mỗi đảng viên đều trở thành người tuyên truyền giỏi, có sự tương tác, giám sát lẫn nhau, nghiêm túc thực hiện các nội dung được quán triệt. Nâng cao trí tuệ và trách nhiệm của đảng viên, tăng cường kỷ luật của Đảng, củng cố phát triển mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên; nội bộ chi bộ đoàn kết, thống nhất.

Chi bộ phải luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đảng viên. Từ đó, yêu cầu mỗi đảng viên phải nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, thật sự tiêu biểu cho lực lượng tiến bộ nhất ở cơ quan, đơn vị, phấn đấu trở thành người cán bộ, công chức giỏi, người công dân mẫu mực.

Sỹ Hào

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.