Hà Nội: Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với công tác đảm bảo ATTP

Để thực hiện tốt công tác đảm bảo ATTP, bảo vệ sức khỏe nhân dân, UBND TP Hà Nội đã tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, từng bước nâng cao nhận thức của người sản xuất kinh doanh cũng như người tiêu dùng.
6 tháng đầu năm 2022, Hà Nội đã tổ chức tổng số lớp tập huấn trực tiếp cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm là 135 lớp/10.800 người tham dự, phát 98.540 tờ rơi tuyên truyền về ATTP.
6 tháng đầu năm 2022, Hà Nội đã tổ chức tổng số lớp tập huấn trực tiếp cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm là 135 lớp/10.800 người tham dự, phát 98.540 tờ rơi tuyên truyền về ATTP.

Theo số liệu báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2022, TP Hà Nội đã tiến hành xét nghiệm 317 mẫu thực phẩm. Kết quả, có 307 mẫu đạt tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn các chỉ tiêu (chiếm 96,5%); còn lại 10 mẫu (chiếm 3,5%) phát hiện chỉ tiêu gây mất ATTP.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong các mẫu không đạt chuẩn có 1 mẫu rau phát hiện hoạt chất bảo vệ thực vật cấm sử dụng Haptachlor; 8 mẫu thủy sản phát hiện chất cấm Malachite green, Leucomalachite green; 1 mẫu sản phẩm thịt phát hiện chỉ tiêu vi sinh vật tổng số vi sinh vật hiếu khí.

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm nhanh các mẫu dụng cụ, tinh bột, nước sôi, thực phẩm, dấm, phẩm màu, hàn the có 70.537/77.513 mẫu đạt tiêu chuẩn (chiếm tỷ lệ 91%).

Bên cạnh đó, trong 6 tháng qua trên địa bàn TP đã xảy ra một sự cố về ATTP nhưng đã được điều tra và xử lý kịp thời; đồng thời không có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về ATTP, TP Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp đảm bảo ATTP, thực hành về ATTP của nhà quản lý, người sử dụng thực phẩm, người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thay đổi hành vi của cá nhân, đặc biệt là của chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn TP trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP và phòng chống dịch bệnh lây truyền qua đường ăn uống.

Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, UBND TP giao Sở Y tế là cơ quan đầu mối thường trực Ban Chỉ đạo công tác ATTP TP (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) có trách nhiệm tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo hoạch định những vấn đề có tính chiến ược để chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác ATTP thuộc lĩnh vực quản lý.

Quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh và cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh đối với sản phẩm thực phẩm theo quy định và cơ sở thực phẩm hỗn hợp được quy định theo phân cấp quản lý theo quy định (bao gồm cả các cơ sở trong chợ trừ chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản; trung tâm thương mại và các cơ sở độc lập trong siêu thị không thuộc quản lý của siêu thị). Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý có tiến hành hoạt động thương mại điện tử…

Sở Y tế giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm quản lý, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm theo quy định và cơ sở thực phẩm hỗn hợp được quy định (trừ cơ sở sản xuất dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm).

Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm theo quy định.

Quản lý và tiếp nhận bản cam kết trách nhiệm về ATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định, bao gồm: các bếp ăn tập thể, căng tin tại các khu công nghiệp, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, học viện, bệnh viện hạng một trở lên, cơ quan tổ chức khác có quy mô từ 200 suất ăn/một lần phục vụ trở lên và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn ba sao trở lên.

Xây dựng mẫu bản cam kết trách nhiệm về ATTP đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm phải đăng ký công bố sản phẩm theo quy định. Tiếp nhận bản sao giấy chứng nhận có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cơ sở theo quy định.

Đảm bảo ATTP phòng chống dịch Covid-19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố
Hà Nội: Tăng cường phòng, chống dịch và đảm bảo ATTP trong mùa Hè
Hà Nội tăng cường công tác quản lý đảm bảo ATTP trong trường học

Tuyết Nhi

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.