Kiểm soát chặt việc xây dựng chính sách để hạn chế tác động tiêu cực của "tư duy nhiệm kỳ"

"Từ năm 2012 đến nay, qua công tác thanh tra, kiểm toán, đã xử lý, thu hồi được hơn 975 nghìn tỷ đồng, gần 76 nghìn ha đất; xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân; chuyển cho cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu phạm tội... Đây là những con số tôi vô cùng ấn tượng".
Kiểm soát chặt việc xây dựng chính sách để hạn chế tác động tiêu cực của
Ông Bùi Thanh Hải, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 4, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm Liêm (ảnh P.C)

Đó là bày tỏ của ông Bùi Thanh Hải, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 4, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội về kết quả được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022.

Theo ông Bùi Thanh Hải, tại Hội nghị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã nhấn mạnh một số kết quả nổi bật trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 10 năm qua.

Trích dẫn ra những con số như: Trong giai đoạn 2012-2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 29 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương; 50 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Đặc biệt, đã xử lý dứt điểm nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, cả những vụ tồn đọng, kéo dài từ nhiều năm trước, với nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý hình sự, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh, tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang. Trong 10 năm qua, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo.

Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 4, phường Phú Đô chia sẻ: "Những con số làm tôi thực sự ấn tượng. Và đúng như nhận định của đồng chí Tổng Bí thư, kết quả này chứng tỏ chúng ta đã thực hiện rất nghiêm tư tưởng chỉ đạo và quan điểm nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, và không chịu sự tác động, sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào".

Đồng tình với những tồn tại, hạn chế cần khắc phục được nêu, ông Bùi Thanh Hải nhất trí với chỉ đạo của Tổng Bí thư: Tham nhũng thường diễn ra trong nội bộ, do người có chức, có quyền thực hiện. Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi con người, trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình; liên quan đến lợi ích, chức vụ, danh vọng, uy tín của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, phải có thái độ thật kiên quyết, không khoan nhượng và hành động thật quyết liệt, cụ thể, hiệu quả. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Đồng thời, người được giao chức vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa; Phải tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn.

Bên cạnh đó, ông Bùi Thanh Hải bày tỏ nhất trí cao với quan điểm phải xây dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên-nhất là người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đặc biệt nội dung mà Tổng Bí thư nhấn mạnh: Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của "nhóm lợi ích," "sân sau," "tư duy nhiệm kỳ"; ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính sách, luật pháp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Cắt một vài cành sâu để cứu cả cây”
Phòng, chống tham nhũng và những bước đột phá mới
Cách làm vừa hiệu quả trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực vừa nhân văn
Các trường hợp phạm tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ...đều được xét theo quy trình

Phong Châu

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.