Ứng xử các thành viên trong gia đình bằng sự văn minh

Gia đình là tế bào của xã hội. Một xã hội phát triển, văn minh phải được xây dựng từ những gia đình văn hóa, các thành viên ứng xử với nhau bằng sự văn minh, tôn trọng. Bất kể thời đại nào, ứng xử trong gia đình vẫn luôn là yếu tố tiên quyết mang đến một gia đình hạnh phúc.
Gia đình hạnh phúc khi các thành viên ứng xử với nhau bằng sự văn minh, tôn trọng
Gia đình hạnh phúc khi các thành viên ứng xử với nhau bằng sự văn minh, tôn trọng

Để có một gia đình bền vững, các thành viên trong gia đình đều phải hiểu rằng, bản thân không chỉ sống cùng chồng (vợ), con cái mình mà còn phải có mối quan hệ với các thành viên khác trong gia đình.

Bên cạnh gia đình truyền thống Việt Nam, ngày càng có nhiều gia đình phi truyền thống. Với những gia đình phi truyền thống, việc tổ chức thành cấu trúc một gia đình truyền thống sẽ đối diện với nhiều khó khăn. Trong gia đình đa huyết thống, vấn đề thường gặp là mối quan hệ khó hòa hợp giữa dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng. Còn với những gia đình đa chủng tộc (kết hôn với người nước ngoài), các thành viên có thể gặp vấn đề khó hòa hợp về văn hóa, tôn giáo, lối sống,...Do đó, văn hóa ứng xử trong gia đình, đặc biệt là trong các gia đình phi truyền thống càng cần được coi trọng.

Dù là gia đình truyền thống hay phi truyền thống thì lối ứng xử có văn hóa trong gia đình chính là cách tạo ra nền nếp, gia phong của gia đình. Dù có những khác biệt trong tính cách, lối sống, mong muốn,... thì mỗi thành viên nên có sự thích ứng linh hoạt để tạo ra sự hòa hợp với các thành viên khác. Điều đó thể hiện ở việc mỗi gia đình nên học cách cân bằng nhu cầu của các thành viên, chú ý vào những điểm tích cực của mỗi thành viên. Sự yêu thương, thấu hiểu, tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp các thành viên xích lại gần nhau và chung sống hạnh phúc dưới một mái nhà.

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành những chủ trương, chính sách nhằm phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.

Ngày 28/1/2022, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đã được Bộ Văn hóa-thể thao và du lịch ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BVHTTDL với những tiêu chí cơ bản, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, quy định về chuẩn mực hành vi văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) hàng năm cũng trở thành sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa cả nước, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.

Phẩm chất phụ nữ Việt Nam “tự tin” và tỏa sáng
Hà Nội triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử trong năm 2022
Hà Nội triển khai cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng”
Đề cập vấn đề “nóng” về ứng xử với cha mẹ, đề thi học sinh giỏi Văn "làm mưa làm gió" mạng xã hội
Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội

An Nhiên

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.