Giá xăng dầu hôm nay 20/6: Giá dầu thế giới tiếp đà giảm trong phiên đầu tuần

Giá dầu thô Brent giao tháng 8 đã giảm 6,69 USD, tương đương 5,58%, xuống 113,12 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 7 giảm tới 8,03 USD, tương đương 6,83%, xuống còn 109,6 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay 20/6: Giá dầu thế giới tiếp đà giảm trong phiên đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay 20/6: Giá dầu thế giới tiếp đà giảm trong phiên đầu tuần

Giá xăng dầu thế giới

Giá dầu thô Brent giao tháng 8 đã giảm 6,69 USD, tương đương 5,58%, xuống 113,12 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 7 giảm tới 8,03 USD, tương đương 6,83%, xuống còn 109,6 USD/thùng.

Đây là mức đóng cửa thấp nhất của dầu thô Brent kể từ ngày 20/5 và của WTI kể từ ngày 12/5. Đây cũng là mức giảm tỷ lệ phần trăm hằng ngày lớn nhất đối với Brent kể từ đầu tháng 5 và lớn nhất đối với WTI kể từ cuối tháng 3 năm nay.

Mức lao dốc khá nhanh này đã góp phần giúp dầu Brent lần đầu tiên trong vòng 5 tuần được trải nghiệm một tuần giảm giá. Dầu thô WTI của Mỹ cũng lần đầu tiên có tuần giảm giá sau 7 lần tăng liên tiếp.

Giá “vàng đen” giảm mạnh sau quyết định tăng lãi suất của một loạt các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới như Mỹ, Anh và Thụy Sĩ. Sự tăng lãi suất này nhằm giảm lạm phát đang tăng cao.

Nhà phân tích Stephen Brennock của PVM cho biết việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh hơn có thể "mở đường cho sự phá hủy nhu cầu do suy thoái gây ra".

Trong tuần trước, giá dầu giảm còn bởi nguyên nhân nguồn cầu giảm từ phía Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Sự bùng phát các ca nhiễm Covid-19 tại thủ đô Bắc Kinh của nước này đã làm gia tăng lo ngại về nguồn cầu giảm khi hy vọng nguồn cầu tăng tại quốc gia Đông Á này mới nhen nhóm trở lại.

Nhưng đà trượt dốc của “vàng đen” đã được hạn chế một phần bởi sự thiếu hụt nguồn cung từ phía Libya. Trong tháng 5, Libya chỉ sản xuất được khoảng 600.000 thùng/ngày thay vì 1,2 triệu thùng/ngày như thường lệ. Đáng lo ngại hơn nữa là hiện tại, nước Bắc Phi này chỉ sản xuất được 100.000 thùng dầu/ngày do hầu hết các mỏ dầu của nước này buộc phải ngừng hoạt động vì bất ổn chính trị gia tăng.

Nguồn cung dầu trên thế giới đang ngày một thắt chặt hơn đã khiến giá dầu có thời điểm leo dốc trong tuần trước. Ngoài Libya, nhiều thành viên khác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đã và đang không thể đáp ứng được hạn ngạch sản xuất của mình.

Mỹ công bố các lệnh trừng phạt mới đối với Iran cũng là một trong những yếu tố hỗ trợ giá dầu leo dốc.

Giá xăng dầu trong nước

Tại thị trường trong nước, theo thông tin từ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng E5RON92 tăng thêm 880 đồng/lít, từ mức 30.230 đồng/lít lên mức 31.110 đồng/lít. Xăng RON95-III tăng 800 đồng/lít, từ mức 31.570 đồng/lít lên mức 32.270 đồng/lít.

Dầu diesel tăng 2.630 đồng/lít, từ mức giá hiện nay 26.390 đồng/lít lên mức 29.020 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 2.490 đồng/lít, từ mức 25.340 đồng/lít tăng lên mức 27.830 đồng/lít. Dầu mazut giảm 550 đồng/ký, từ mức 20.900 đồng/ký xuống còn 20.350 đồng/ký.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 20/6 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 31.117 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 32.375 đồng/lít; dầu diesel không quá 29.020 đồng/lít; dầu hỏa không quá 27.839 đồng/lít và dầu mazut không quá 20.357 đồng/kg.

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 13/6.

Trong lần điều chỉnh này, cơ quan điều hành dừng trích lập quỹ bình ổn với nhiều mặt hàng, chỉ trừ dầu mazut, còn lại đều "xả quỹ" như trước, với 100 đồng/lít với xăng E5RON92 và 200 đồng/lít với xăng RON95, 400 đồng/lít với dầu diesel và 300 đồng/lít với dầu hỏa.

Trong năm nay giá xăng dầu liên tục tăng và có mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7/2014. Giá xăng liên tục tăng trong 6 kỳ điều hành gần đây. Như vậy giá xăng liên tục thiết lập mức kỷ lục và đang có mức cao nhất trong lịch sử.

Giá xăng dầu hôm nay 17/6: Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Giá xăng dầu hôm nay 18/6: Giá dầu thô trên thế giới tăng giảm trái chiều
Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu sẽ giảm tối đa 1.000 đồng/lít

Nguyễn Vũ

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.