Quận Bắc Từ Liêm:

Tuyên truyền PBGDPL hướng đến phụ nữ

Thực hiện Kế hoạch số 36/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về “Tuyên truyền, PBGDPL cho phụ nữ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2022-2026”, quận Bắc Từ Liêm tập trung tuyên truyền PBGDPL nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp phụ nữ, góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phụ nữ, xây dựng văn hóa thượng tôn pháp luật trên địa bàn Thủ đô.
-	Cán bộ tư pháp tư vấn pháp luật cho hội viên hội phụ nữ Thủ đô (Ảnh: Nguyệt Ánh)
Cán bộ tư pháp tư vấn pháp luật cho hội viên hội phụ nữ Thủ đô (Ảnh: Nguyệt Ánh)

UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, xác định công tác tuyên truyền PBGDPL cho Nhân dân, đặc biệt là phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, quận tập trung trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, phụ nữ tôn giáo và các nhóm phụ nữ yếu thế như phụ nữ khuyết tật, đơn thân, phụ nữ là nạn nhân hoặc có nguy cơ cao bị mua bán người, bị bạo lực gia đình… Bồi dưỡng nâng cao năng lực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật cho phụ nữ là đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở.

Phòng Tư pháp, cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp PBGDPL quận triển khai thực hiện các hội nghị, tập huấn phù hợp với tình hình thực tế. Qua đó, sẽ đánh giá, khảo sát công tác tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ, đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả thực chất công tác PBGDPL cho phụ nữ trên địa bàn.

Đồng thời, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền PBGDPL cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ Hội phụ nữ bằng hình thức tổ chức hội nghị tập huấn, Tờ rơi, tài liệu hỏi - đáp…

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ tại cộng đồng, tập trung vào các đợt tuyên truyền cao điểm như: “Tháng hành động vì trẻ em”, Ngày “Toàn dân phòng chống mua bán người”, “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” 25/11...

Cùng với đó, xây dựng các mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật tại cộng đồng nhằm xây dựng mô hình tủ sách pháp luật điện tử; duy trì, nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành pháp luật tại cơ sở, như: CLB phụ nữ và pháp luật; Nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật; CLB xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.

Để thực hiện hiệu quả kế hoạch, UBND quận Bắc Từ Liêm hướng đến mục tiêu các hoạt động tuyên truyền PBGDPL cho phụ nữ có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tập trung vào các đợt cao điểm, các địa bàn phức tạp và các nhóm phụ nữ đặc thù; có sự kết hợp, lồng ghép với việc triển khai các Chương trình, Đề án, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, đơn vị; đảm bảo hiệu quả.

Đối mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền PBGDPL cho phụ nữ; phát huy tinh thần nêu gương, ý thức tự học tập, tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên, hội viên, phụ nữ.

Phòng Tư pháp quận phối hợp với Hội LHPN quận tăng cường công tác tuyên truyền PBGDPL cho cán bộ, hội viên, lao động nhập cư, tôn giáo và các nhóm phụ nữ yếu thế. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL quận trong việc triển khai công tác tuyên truyền PBGDPL cho phụ nữ trên địa bàn quận.

Căn cứ nội dung Kế hoạch của UBND TP Hà Nội, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Bắc Từ Liêm bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, chủ động triển khai công tác tuyên truyền PBGDPL tới cán bộ, hội viên và các nhóm phụ nữ trên địa bàn.

Phối hợp với Hội đồng phối hợp PBGDPL và các ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương, nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội.

Chủ động phối hợp với các chi nhánh Trợ giúp pháp lý Sở Tư pháp Hà Nội, Hội Luật gia... tổ chức phổ biến, pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, quan tâm triển khai đến nhóm phụ nữ đặc thù, địa bàn trọng điểm.

Theo Kế hoạch, thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính; Các bước tiến hành xử phạt vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính và các điều khoản thi hành xử lý vi phạm hành chính.

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.