Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư dạ dày không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư dạ dày không là điều nhiều người thắc mắc khi có dấu hiệu bệnh.

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư dạ dày không?

Tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp hiệu quả cao trong việc phát hiện ung thư, kể cả khi khối u còn rất nhỏ. Tuy nhiên, rất nhiều người thắc mắc Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư dạ dày không. Kết quả của xét nghiệm ung thư dạ dày có chính xác 100%? Nếu làm tầm soát thì cần làm những xét nghiệm gì?

Đối tượng cần làm xét nghiệm ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Đây là kết quả của những tổn thương tiền ung thư không được chăm sóc cẩn thận và dứt điểm như: viêm loét dạ dày, polyp dạ dày, hội chứng trào ngược,….Căn bệnh nguy hiểm này có thể xảy ra ở cả hai giới, nếu không được phát hiện sớm sẽ đe dọa lớn tới sự sống của người bệnh.

Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư dạ dày là tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Và dưới đây là những đối tượng nên chủ động tầm soát, làm xét nghiệm ung thư dạ dày sớm:

– Người nghiện thuốc lá

– Người trên 40 tuổi, đặc biệt là nam giới

– Người có thói quen ăn chế biến sẵn, thực phẩm lên men,..; có thói quen ăn nhiều muối

– Người có tiền sử gia đình từng có người mắc ung thư dạ dày

– Người bị viêm loét dạ dày

Ngoài ra, nếu cơ thể có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây cũng cần nghi ngờ và tới bệnh viện kiểm tra:

– Chán ăn, ăn không ngon miệng vì mất khẩu vị:

– Ợ nóng: luôn cảm thấy nóng rát trong bao tử, tức ngực và buồn nôn.

– Đau bụng với tần suất thường xuyên

– Sụt cân nhanh, mất kiểm soát – đây là hậu quả từ việc chán ăn lâu dài

– Đi ngoài ra máu – một triệu chứng nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý.

Xét nghiệm máu có có phát hiện ung thư dạ dày không?

Xét nghiệm ung thư dạ dày, trong đó có xét nghiệm máu là danh mục khám thiết yếu trong quy trình tầm soát ung thư. Nó có vai trò trong việc tìm ra các dấu ấn ung thư – là các loại protein đặc biệt do tế bào ung thư hay các hoocmon sinh ra.

Đối với ung thư dạ dày, xét nghiệm máu có thể chỉ ra các marker điển hình gồm: CA 72-4, CEA và CA 19-9. Nếu chỉ số các marker tăng cao đột biến thì có thể nghi ngờ ung thư dạ dày.

– CA 72-4: Là một trong những dấu ấn ung thư dạ dày quan trọng, có giá trị trong tiên lượng nguy cơ ung thư dạ dày. Ở người bình thường, định lượng CA 72-4 là ≤ 6 Ul/ml.

– CEA: là một glycoprotein có trong máu, thường được sử dụng như một marker ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày. Ở người trưởng thành, nồng độ CEA duy trì trong khoảng 0-5ng/ml.

– CA 19-9: cũng là một marker ung thư hữu ích trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Chỉ số CA 19-9 ở người bình thường là <37 Ul/ml.

Thực tế, nhiều trường hợp cho ra kết quả xét nghiệm máu giả. Bởi nồng độ của các chất chỉ điểm ung thư tăng cao có thể là do một số bệnh lý khác ngoài ung thư. Điển hình như dấu ấn ung thư CA 72-4 có chỉ số tăng cao ở cả người bị xơ gan, nghiện thuốc lá, viêm tụy,… chứ không chỉ ở người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Do đó, xét nghiệm máu có phát hiện ung thư dạ dày không là không đủ. Bởi trong máu có những chất tương đồng với khối u nên không tránh khỏi kết quả dương tính giả. Với một số loại ung thư chỉ xuất tiết vào trong máu một lượng rất ít, nếu kết quả xét nghiệm máu có tăng cao một chút thì chỉ nên nghi ngờ chứ chưa thể hoàn toàn khẳng định. Để có kết luận chính xác nhất, cần thực hiện thêm các phương pháp thăm khám chuyên sâu khác.

Gia Huy

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.