Từ nay tới năm 2035:

Làm sao để quản lý và khai thác tốt khối bất động sản rất lớn?

Đến năm 2030-2035 nước ta có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc bao gồm tuyến cao tốc dọc trục Bắc-Nam… với tổng mức đầu tư lên tới xấp xỉ 40 tỷ USD. Đây sẽ là khối bất động sản rất lớn cần phải được quản lý và khai thác tốt mới mang lại hiệu quả đầu tư, nếu không sẽ gây tổn thất vô cùng lớn cho nền kinh tế và cho chính các nhà đầu tư.
Các tham luận tại tọa đàm xoay quanh vấn đề “Hình thức hợp đồng kinh doanh – quản lý theo phương thức PPP trong công tác quản lý vận hành đường cao tốc – Thực tiễn tại Việt Nam & kinh nghiệm quốc tế”.
Các tham luận tại tọa đàm xoay quanh vấn đề “Hình thức hợp đồng kinh doanh – quản lý theo phương thức PPP trong công tác quản lý vận hành đường cao tốc – Thực tiễn tại Việt Nam & kinh nghiệm quốc tế”.

Chưa có khung pháp lý hoàn

“Dự án Quy hoạch phát triển đường cao tốc TA 4695-VIE” đã được Chính phủ phê duyệt, chương trình xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc ở nước ta được triển khai theo 3 giai đoạn: Chương trình ngắn hạn (2006-2015) gồm 17 dự án với tổng chiều dài là 1518km, tổng mức đầu tư 12.500 triệu USD. Chương trình trung hạn (216-2025) gồm 18 dự án với tổng chiều dài 912km, tổng mức đầu tư là 7.510 triệu USD. Chương trình dài hạn (2026-2035) gồm 15 dự án với tổng chiều dài 2.294km, tổng mức đầu tư là 19.526,5 triệu USD.

Đến năm 2030-2035 nước ta có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc bao gồm tuyến cao tốc dọc trục Bắc-Nam phía Đông, hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và hệ thống đường vành đai Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư lên tới xấp xỉ 40 tỷ USD. Đây sẽ là khối bất động sản rất lớn cần phải được quản lý và khai thác tốt mới mang lại hiệu quả đầu tư, nếu không sẽ gây tổn thất vô cùng lớn cho nền kinh tế và cho chính các nhà đầu tư.

Chúng ta đã thực hiện công tác vận hành và quản lý hơn 1.000km đường cao tốc được xây dựng từ nguồn vốn nhà nước (vốn vay ODA, đầu tư công) và vốn của các nhà đầu tư tư nhân theo phương thức PPP.

Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh và bộ tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên về quản lý, khai thác đường ô tô cao tốc. Đây là một khoảng trống lớn cần có giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt, làm căn cứ quản lý hợp đồng và xử lý các tranh chấp.

Nhiều bất cập cần giải quyết

Tại tọa đàm “Quản lý đường cao tốc theo hình thức hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M)”, đại diện Cty CP tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả là đơn vị thuộc Tập đoàn Đèo Cả hiện đang thực hiện quản lý vận hành nhiều công trình giao thông trên khắp cả nước từ Bắc đến Nam bao gồm cả các dự án được đầu tư theo hình thức PPP và đầu tư vốn ngân sách cho biết, từ thực tế quản lý khai thác gần 25km hầm giao thông, gần 330km cao tốc và quốc lộ, quá trình đầu tư cao tốc, trạm dừng nghỉ không nằm trong hạng mục của dự án, do đó: các phương tiện thiếu chỗ dừng nghỉ, tiếp nhiên liệu, còn hiện tượng dừng đỗ trên đường gây mất an toàn giao thông; nhà đầu tư không có chi phí bù đắp thâm hụt PATC.

Cụ thể khi khai thác hạ tầng khu dừng nghỉ, hiện nay các tuyến cao tốc do Bộ GTVT chưa phê duyệt diện tích đất này. UBND các tỉnh quản lý các địa phương thường lập dự án rồi đấu thầu khu dừng nghỉ riêng. Cùng một nội dung khai thác trên tuyến cao tốc sẽ có 2 cơ quan tổ chức đấu thầu, làm giảm hiệu quả của đấu thầu hợp đồng kinh doanh quản lý đường cao tốc. Do đó, Cty đề xuất kiến nghị đến Bộ Giao thông vận tải bổ sung các khu dừng nghỉ, quy mô từ 5-10ha/bên, coi đây là một cấu phần của đường cao tốc. Từ đó tổ chức đấu thầu khai thác cùng hoạt động hợp đồng kinh doanh quản lý đề các đơn vị quản lý vận hành khai thác tuyến được chủ động thu hút phương tiện.

Tuyến cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận là tuyến cao tốc có mật độ phương tiện lớn, mới đưa vào khai thác giai đoạn 1 nên chưa có làn dừng xe khẩn cấp. Đơn vị quản lý vận hành đã chủ động bố trí lực lượng cứu hộ cứu nạn- phòng cháy chữa cháy tại chỗ để đáp ứng kịp thời khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, các quy định hiện hành chỉ tính chi phí cứu hộ cứu nạn cho từng vụ việc. Do đó, đơn vị quản lý vận hành phải tự bỏ nhiều chi phí để duy trì lực lượng này nhằm đáp ứng an toàn cho phương tiện.

Việc phân tách chức năng quản lý giữa Bộ GTVT và cơ quan nhà nước có thẩm quyền là các địa phương còn chồng chéo trong giai đoạn khai thác, gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành, xử lý vi phạm, quản lý hành lang kết cấu hạ tầng. Đặc biệt các dự án đi qua 2 tỉnh như cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý công trình, theo dõi tình trạng cầu đường, “thăm khám” cho công trình, vật liệu mới cho công tác sửa chữa còn hạn chế, thủ công do các quy định cũ. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích áp dụng khoa học, giải pháp công nghệ trong quản lý vận hành khai thác cao tốc? – hoặc đưa vào yêu cầu trực tiếp tại năng lực của đơn vị quản lý vận hành khai thác khi đấu thầu O&M sau này.

Về phương thức khai thác thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, theo Nghị định 33/2019 của Chính phủ về các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Các DN kiến nghị phương án cho thuê quyền khai thác (đấu thầu các đơn vị quản lý vận hành) trong thời gian dài (trên 10 năm) để các đơn vị chủ động đầu tư tài sản, công nghệ, phương án sản xuất kinh doanh; lựa chọn các đơn vị có năng lực, kinh nghiệm.

Ngô Sơn

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.