Tuyên truyền cho cán bộ công đoàn cơ sở về Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước

Sáng 11/5, tại hội trường Thành ủy Hà Nội Công đoàn viên chức thành phố (Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội) đã phối hợp với Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ công đoàn cơ sở về Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước và các văn bản liên quan.
Tuyên truyền cho cán bộ công đoàn cơ sở về Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước
Toàn cảnh hội nghị.

Tại hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết, trong công tác tại các cơ quan đơn vị thì cán bộ công chức, viên chức đã nhận được các văn bản nhưng qua khảo sát đa phần nhận thấy chúng ta chưa hiểu rõ cũng như mức độ, tầm quan trọng trong việc lưu giữ, soạn thảo tài liệu có chứa nội dung bí mật Nhà nước trên máy tính hoặc các thiết bị khác mà đang được kết nối mạng internet, mạng viễn thông.

Do đó, việc xác định độ mật, phát hành, sao chụp, truyền, giao nhận, bảo quản, lưu giữ cũng như công tác bí mật Nhà nước, việc sử dụng, bảo vệ máy tính, các thiết bị viễn thông tin học, sử dụng điện thoại thông minh, các phương tiện thu phát tại những nơi diễn ra các hoạt động, thông tin, tài liệu bí mật Nhà nước có nguy cơ lộ bí mật Nhà nước qua hệ thống điều hành, văn bản, qua các trang tin, website, cổng thông tin điện tử,...

Tuyên truyền cho cán bộ công đoàn cơ sở về Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước
Bà Phạm Thị Thanh Hương phát biểu tại hội nghị.

Để tăng cường hơn nữa việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật, thực hiện nghiêm túc hiệu quả các quy định của pháp luật về Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước cho cán bộ công chức, viên chức, Sở Tư pháp phối hợp với Công đoàn viên chức Hà Nội tổ chức hội nghị với mục đích nâng cao hơn nữa nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Chia sẻ tại hội nghị, bà Đặng Thị Hồng Nhung, Phó Trưởng phòng 9, Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công An nêu thực trạng nhiều cán bộ công chức lại nghĩ công tác bảo vệ bí mật Nhà nước là của ngành công an, không liên quan đến công chức nhưng không phải thế mà đây là công tác liên quan trực tiếp đến mỗi cán bộ công chức. Bởi liên quan đến công tác soạn thảo văn bản, máy tính có sạch, an toàn không, đường truyền có đảm bảo không,...

Tuyên truyền cho cán bộ công đoàn cơ sở về Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước
Bà Đặng Thị Hồng Nhung chia sẻ tại hội nghị.

Theo bà Nhung, khoảng 5 năm gần đây, vấn đề bí mật Nhà nước không dừng lại ở xử lý hành chính mà nhiều cán bộ công chức bị xử lý hình sự. Cán bộ công chức, viên chức cần phải trang bị những kiến thức rất cơ bản.

Theo thống kê, từ năm 2000 cho đến nay, xảy ra hơn 1.000 vụ lộ mất bí mật Nhà nước, trong đó có khoảng 100 vụ bị xử lý hình sự, hơn 100 vụ bị xử lý hành chính. Lộ mất bí mật Nhà nước thường xảy ra chủ yếu qua thông tin liên lạc, tỷ lệ trên 70%. Trong đó, lộ mất qua email rất nhiều và qua đường Fax, cổng thông tin, trang thông tin điện tử của các tổ chức, mạng xã hội,...

Bà Nhung khuyến cáo, cán bộ công chức, viên chức lưu ý trước khi soạn thảo văn bản phải kiểm tra máy tính có sạch, an toàn không và đường truyền có đảm bảo không. Nếu không đảm bảo thì nên truyền gửi theo phương pháp truyền thống đó là qua đường văn thư.

Hà Nội triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm bảo vệ bí mật nhà nước Hà Nội triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm bảo vệ bí mật nhà nước

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND, triển khai thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN) ...

Công Phương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.