UBND quận Hai Bà Trưng, Hà Nội:

Phát huy vai trò Tổ hòa giải 5 tốt

Hòa giải ở cơ sở không chỉ là phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả mà còn là một phương thức PBGDPL thiết thực, nhằm giữ gìn, duy trì đoàn kết trong nội bộ Nhân dân; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm TTATXH, góp phần xây dựng và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư…
-	Một buổi họp của tổ hòa giải phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng (Ảnh: Linh Chi)
Một buổi họp của tổ hòa giải phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng (Ảnh: Linh Chi)

Thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” và Chỉ thị số 11-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về "Tăng cường sự lănh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy vai trò của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ Nhân dân ngay tại cơ sở", trên cơ sở tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn TP. UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” trên địa bàn TP.

Xác định việc hòa giải từ cơ sở giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật tự an toàn tại cộng đồng, thời gian qua, TP Hà Nội luôn chú trọng kiện toàn, nâng cao chất lượng các tổ hòa giải, nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở. Với nhiều mô hình, cách làm độc đáo, tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn TP Hà Nội trung b́nh hàng năm đều đạt trên 80%.

Tại quận Hai Bà Trưng, trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề mới, phức tạp cũng nảy sinh, tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân tiềm ẩn phức tạp; trình độ dân trí chưa đồng đều, số người dân còn có ý thức cộng đồng chưa cao, có hành vi, thái độ không đúng mực gây mâu thuẫn trong giữa các hộ gia đ́nh, người trong gia đ́nh với nhau dẫn đến phát sinh hành vi vi phạm pháp luật.

Thực hiện Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị của Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch của UBND TP, Đảng bộ và chính quyền quận Hai Bà Trưng đă lănh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả, các mâu thuẫn phát sinh từ nội bộ Nhân dân luôn được các hòa giải viên ở cơ sở kịp thời nắm bắt thông tin và giải quyết, góp phần ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn quận.

Quận chủ động, nghiêm túc trong tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo bước chuyển biến trong công tác hòa giải ở cơ sở. Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật, nhất là pháp luật về hòa giải cơ sở được tăng cường và phát huy hiệu quả. Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải cơ sở.

Theo UBND quận, việc thực hiện các chương trình, kế hoạch nêu trên đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo thêm cơ sở vững chắc cho hoạt động hoà giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả. Đến nay, toàn quận có 213 tổ hòa giải, với tổng số hòa giải viên là hơn 1.330 hòa giải viên.

Mạng lưới tổ hoà giải thường xuyên được củng cố, mở rộng thu hút được nhiều thành phần, nhiều lực lượng tham gia, bao gồm những người có uy tín, trách nhiệm ở khu dân cư: Tổ trưởng tổ dân phố, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên.,.. Tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn quận trong những năm qua luôn đạt từ 80% trở lên. UBND các phường duy trì và tích cực triển khai mô hình Hòa giải 5 tốt.

Bên cạnh đó, quận triển khai xây dựng và thực hiện các chuyên đề “Vận động toàn dân tham gia hòa giải và giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", “Toàn dân tham gia phòng ngừa, tố giác các loại tội phạm”, làm tiền đề để phát hiện, hòa giải mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân tại cơ sở, phòng ngừa phát sinh tội phạm.

Năm 2021, Ban Thường vụ Quận ủy đã biểu dương, khen thưởng 10 tập thể và 10 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong 05 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TU của Thành ủy Hà Nội nhằm động viên cán bộ và các hòa giải viên tích cực tham gia công tác hòa giải ở cơ sở.

Có thể nói, công tác hòa giải cơ sở đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền quận và phường trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong Nhân dân, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, giảm bớt các vụ, việc phải chuyển đến tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận.

Quận Hai Bà Trưng cho biết, năm 2022 sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU của Thành ủy Hà Nội; Kế hoạch của TP Hà Nội về Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở”; thường xuyên phối hợp với Ủy ban MTTQ phường kiện toàn, củng cố Tổ hòa giải; nâng cao năng lực hòa giải viên cơ sở trên địa bàn.

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.