Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng

Nằm tại ngôi làng cổ Hùng Lô với niên đại hơn 300 năm tuổi, đình Hùng Lô từ lâu đã đi vào tâm thức của người dân Việt Nam với những phong tục, tập quán gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng
Làng cổ Hùng lô (xã Hùng Lô, tỉnh Phú Thọ) nằm bên bờ sông Lô thơ mộng, cách trung tâm TP Việt Trì khoảng 5km. Quần thể di tích lịch sử văn hóa đình Hùng Lô được xây dựng trên diện tích đất rộng 5000m2. Tương truyền, vào đời Lê Hy Tông (1697), người dân nơi đây đã dựng miếu để thờ phụng Vua Hùng đời thứ 18, hướng về núi Nghĩa Lĩnh, nơi đóng đô của Hùng Vương.
Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng

Theo truyền thuyết, xưa kia Vua Hùng cùng công chúa và các quần thần đi du ngoạn, săn bắn. Đến vùng đất Hùng Lô, thấy cảnh đẹp, đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt nên dừng nghỉ chân. Khi Vua Hùng đến, các bô lão và thần dân ra nghênh đón. Từ những đời sau, người dân lập miếu thờ Vua Hùng để tỏ lòng biết ơn.

Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng

Đình cổ Hùng Lô là quần thể di tích lịch sử văn hóa được xây trên dải đất rộng, gồm nhiều hạng mục công trình như: tòa Đại đình, Phương đình, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà tiền tế... Tất cả đều được xây dựng bằng những loại gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu... Tòa Đại đình được cấu trúc theo kiến trúc truyền thống ba gian, hai chái; cả ba gian đều có bàn thờ. Các gian tiền tế được xây theo cấu trúc năm gian, hai chái. Hai bên đình là nhà thờ Phật và bệ thờ Thần Nông. Khu sân đình được bài trí thoáng rộng với hòn non bộ, cây si, cây đa rủ bóng.

Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng
Trải qua bao biến thiên, thăng trầm lịch sử nơi đây vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc ngôi đình cổ. Từ đó đến nay, ngôi đình chỉ trải qua 1 - 2 lần tu bổ nhỏ, còn cơ bản vẫn giữ nguyên kiến trúc giá trị đình cổ thời vua Lê.
Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng

Cấu trúc thiết kế cổ điển nhưng tinh xảo của các nghệ nhân người Việt cổ. Nét cổ kí‎nh và dấu mốc thời gian của ngôi đình được thể hiện qua rêu phong trên má‎i ngói, trên cổng đình và văn hoa, kiến trúc của ngôi đình.

Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng

Theo các tư liệu lịch sử và thống kê của các nhà nghiên cứ‎u, trong số 1.417 địa điểm có di tích thờ cúng các Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương trên toàn quốc thì đình Hùng Lô là một di tích tiêu biểu, là biểu tượng thiêng liêng cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên vùng Đất Tổ.

Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng

Lễ hội đình Hùng Lô được tổ chức từ ngày mùng 9 đến ngày 13-3 âm lịch hằng năm. Vào dịp này, người dân làng cổ Hùng Lô đều tổ chức rước kiệu, dâng lễ vật về Đền Hùng. Lễ vật dâng Vua Hùng gồm ván xôi gà, hoa quả, bánh nếp - là những sản vật nông nghiệp được làm từ chính bàn tay của cư dân trong vùng.

Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng

Đình Hùng lLô từ bao đời nay gắn với đời sống văn hóa tâm linh của cư dân địa phương một cách sâu sắc. Đây là không gian gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, là nơi tổ chức các hoạt độn‎g văn hóa tâm linh như lễ hội, hát Xoan.

Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng
Đình được xây dựng bằng những loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu... và vẫn được giữ nguyên vẹn cho tới ngày nay.
Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng

Những đường cong nóc mái được gắn những tác phẩm đồ gốm quý được giữ gìn nguyên vẹn từ ngày khởi tạo, được gắn những tác phẩm đồ gốm quý được giữ gìn nguyên vẹn từ ngày khởi tạo. Trên nóc đình đắp Lưỡng long chầu nguyệt.

Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng
Đình Hùng Lô như một bảo tàng thu nhỏ lưu giữ nhiều cổ vật quý như đỉnh, đèn, lư hương, hạc đồng và một số bình sứ cổ, cùng những hương án, sập thờ, đồ chấp kích và nổi bật là 4 cỗ kiệu văn, 1 bộ kiệu bát cống và được đánh giá rất cao về nghệ thuật điêu khắc cổ thời hậu Lê thế kỷ thứ XVII.
Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng
Cụ thủ từ Nguyễn Văn Tòng cho biết, một trong những hiện vật quý còn được giữ nguyên vẹn cho tới ngày nay là chiếc chuông đồng tại gác chuông được đúc từ năm 1843. "Năm đó, bà con trong làng quyên góp hơn 240 quan tiền, trong đó hơn 170 quan tiền là để dùng cho việc đúc nên chiếc chuông này" - cụ Nguyễn Văn Tòng cho biết thêm.
Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng

Tháng 1-2021, UBND xã Hùng Lô xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội truyền thống Đình Hùng Lô; ngày 12-01-2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định số 70 công nhận Lễ hội truyền thống Đình Hùng Lô, xã Hùng Lô vào danh mục xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tuy nhiên một số hạng mục của đình hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Một số kèo gỗ đã phải gia cố bằng khung thép.

Thăm đình cổ Hùng Lô, biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng

Trong khuôn khổ các hoạt động dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022, xã Hùng Lô (TP Việt Trì, tình Phú Thọ) đón nhận Quyết định về việc đưa "Lễ hội Đình Hùng Lô" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Dịp này, UBND tỉnh Phú Thọ cũng ban hành quyết định công nhận Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô. Theo bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Chủ tịch UBND thành phố Việt Trì, việc tu bổ, tôn tạo, khôi phục các di tích lịch sử, các lễ hội trong đó có lễ hội đình Hùng Lô không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần phục vụ cho phát triển du lịch TP Việt Trì.

Khánh Huy

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.