Bộ Tài chính

Đề xuất kéo dài chính sách giảm mức thuế BVMT đối với nhiên liệu liệu bay

Một số hãng hàng không kiến nghị miễn thuế bảo vệ môi trường đồng thời khẳng định việc áp dụng miễn giảm 100% thuế bảo vệ môi trường cho các hãng hàng không trong năm 2022 là cần thiết. Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có trả lời.
Đề xuất kéo dài chính sách giảm mức thuế BVMT đối với nhiên liệu liệu bay
So với nhiều ngành sản xuất khác thì đối với ngành hàng không bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung

Theo Bộ Tài chính, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, năm 2020, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành 02 Nghị quyết (Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27-7-2020 và Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21-12-2020) quy định giảm 30% mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay (từ 3.000 đồng/lít xuống còn 2.100 đồng/lít); tổng thời gian giảm thuế BVMT theo 02 Nghị quyết là 17 tháng (từ 1-8-2020 đến hết ngày 31-12-2021).

Gần đây, để tiếp tục hỗ trợ cho ngành hàng không phục hồi và phát triển, trên cơ sở đánh giá hiệu quả, tác động của 02 Nghị quyết nêu trên, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình UBTVQH ban hành Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31-12-2021 kéo dài chính sách giảm mức thuế BVMT đối với nhiên liệu liệu bay thêm một thời gian và mức giảm cũng cao hơn nhằm góp phần hỗ trợ hơn nữa đối với ngành hàng không.

Cụ thể, tại Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 đã tăng mức giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay từ 30% lên 50% và thời gian giảm được thực hiện cho đến hết năm 2022. Qua đánh giá cho thấy việc giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay đã đem lại hiệu ứng tích cực nhất định cho ngành hàng không nói chung và doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng, góp phần giúp các doanh nghiệp vận tải hàng không giảm chi phí nhiên liệu đầu vào, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

So với nhiều ngành sản xuất khác thì đối với ngành hàng không bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung, ví dụ, như chính sách giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT (từ 10% xuống 8% trong năm 2022) quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế GTGT, thuế TNDN...), gia hạn tiền thuê đất hay chính sách miễn giảm một số khoản phí, lệ phí, thì ngành hàng không còn được hưởng thêm một số chính sách hỗ trợ khác như việc giảm mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay nêu trên.

Trong bối cảnh cân đối NSNN còn khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo nhiều nhiệm vụ chi quan trọng, chiến lược như: chi cho công tác đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, công tác phòng, chống dịch thì các doanh nghiệp cũng cần có sự chia sẻ nhất định với Nhà nước.

Về việc dư luận cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh nên căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng để mỗi năm khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ cũng tự động tăng theo, thay vì cột cứng ở mức cố định như hiện nay khiến người lao động thiệt đơn thiệt kép.

Ngoài ra, cần tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc lên bằng 70% mức giảm trừ của người lao động vì mức 4,4 triệu đồng/tháng hiện nay đã quá lạc hậu.

Nhật Nam

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.