Hà Nội: Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững

GĐ Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp, xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong nước và quốc tế.
Với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ giúp nông nghiệp Hà Nội chuyển mình từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp thông minh, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, cải tạo cảnh quan, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ giúp nông nghiệp Hà Nội chuyển mình từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp thông minh, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, cải tạo cảnh quan, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, những năm gần đây, Hà Nội đã đẩy mạnh phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ và thiết bị thông minh trong sản xuất nông nghiệp.

Theo đó, hiện nay trên địa bàn TP đã có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đã chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông nghiệp Thủ đô. Trong đó, công nghệ, thiết bị lựa chọn ứng dụng chủ yếu là thông minh trong việc quản lý, điều khiển môi trường nuôi trồng giúp giảm nhân công lao động, tăng chất lượng và sản lượng nông sản.

Phó GĐ Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, hiện, TP Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ và thiết bị thông minh ở hầu hết các quận, huyện còn sản xuất nông nghiệp. Trong đó tập trung nhiều tại các huyện Mê Linh, Thường Tín, Đông Anh... đặc biệt là các trang trại, gia trại nuôi trồng hoa lan, nuôi cấy mô và lan VAR...

Năm 2022, ngành nông nghiệp Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng từ 2,5 - 3%. Định hướng phát triển của Hà Nội tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cụ thể, Hà Nội sẽ giảm diện tích sản xuất lúa từ 165.593ha xuống còn 140.000ha. Cùng với đó, mở rộng diện tích trồng rau màu từ 32.907ha lên 38.000ha, Cây ăn quả từ 19.390ha lên 25.750ha; Hoa, cây cảnh từ 8.500ha lên 9.000ha.

Hà Nội sẽ tập trung phát triển chăn nuôi tại các vùng xã trọng điểm theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. Tăng số lượng đàn bò lên 150.000 - 160.000 con, đàn lợn lên 1,8-2 triệu con; Đồng thời, trở thành trung tâm cung cấp con giống (bò thịt, lợn, gia cầm) cho các địa phương.

Bên cạnh đó, các vùng đất trũng, thấp sẽ được chuyểnđổi sang mô hình lúa - cá, bảo đảm diện tích nuôi trồng thủy sản từ 24.000 - 25.000ha. Trong đó, diện tích nuôi tập trung khoảng 11.500ha với các loại đặc sản như: Trắm đen, cá lăng, cá điêu hồng, tôm càng xanh...

Theo ông Chu Phú Mỹ, GĐ Sở NN&PTNT Hà Nội, những năm tới Hà Nội sẽ hình thành chuỗi giá trị nông sản bằng cách xây dựng các vùng sản xuất tập trung, sản phẩm chủ lực của địa phương, từ đó, thu hút đầu tư của DN vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở liên kết với hợp tác xã, tổ hợp tác.

Để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp, xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong nước và quốc tế.

“Để tạo đột phá trong thu hút nhiều DN lớn tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, Hà Nội sẽ cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường chính sách ưu đãi cho DN về tín dụng, mặt bằng kinh doanh, xúc tiến thương mại, quy hoạch lại các khu công nghiệp... nhằm tiếp tục phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững”, ông Chu Phú Mỹ nhấn mạnh.

Theo GS. Nguyễn Lân Dũng (chuyên gia cao cấp của Trung tâm Công nghệ Sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội), Chủ nhiệm Chương trình Tự nguyện đưa tiến bộ KHKT vào hộ nông dân; nguyên là đại biểu Quốc hội), với ước vọng hướng tới một nền nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, những năm qua, TP Hà Nội đã tập trung nguồn lực, phát triển sản xuất nông nghiệp, hướng tới hình thành nền nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

Minh Phong

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.