Căng thẳng Nga-Ukraine khiến khủng hoảng lương thực toàn cầu

Đây là cảnh báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) về tình hình lương thực toàn cầu hiện tại sau nhưng xung đột căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Căng thẳng Nga-Ukraine khiến khủng hoảng lương thực toàn cầu
Tình hình lương thực toàn cầu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) - Qu Dongyu cảnh báo rằng tình hình lương thực toàn cầu đang bị thiếu hụt do những tác động của dịch Covid-19, những xung đột giữa Nga và Ukraine khiến cho sản xuất nông nghiệp tại các quốc gia này bị gián đoạn càng làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.

Theo người đứng đầu FAO thì cả Nga và Ukraine đều đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và cung cấp lương thực toàn cầu. Vì thế việc này sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng nông nghiệp cũng như các hạn chế đối với xuất khẩu của Nga sẽ gây ra những hậu quả lớn đối với an ninh lương thực.

“Nga là nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, trong khi Ukraine đứng thứ năm. Cả hai nước xuất khẩu 19% nguồn cung lúa mạch, 14% lúa mì và 4% ngô của thế giới; chiếm hơn một phần ba lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu”, ông Dongyu chia sẻ.

Không những vậy, ông Dongyu cho biết xung đột này sẽ tác động đến khoảng 50 quốc gia phụ thuộc vào Nga và Ukraine về nguồn cung lúa mì. Đặc biệt trong số đó là các nước kém phát triển hoặc các nước có thu nhập thấp, thiếu lương thực ở Bắc Phi, châu Á và một số nơi khác.

Dữ liệu từ Liên hợp quốc cho thấy giá lúa mì và lúa mạch toàn cầu đã tăng 31% trong năm 2021. Giá dầu hạt cải và dầu hướng dương tăng hơn 60%.

Nhu cầu cao và giá khí đốt tự nhiên biến động cũng làm tăng chi phí phân bón. Giá urê, một loại phân đạm quan trọng, đã tăng hơn ba lần trong vòng 12 tháng qua.

CK

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.