Các quốc gia tìm cơ chế đảm bảo quyền riêng tư dữ liệu trong những vũ trụ ảo metaverse

Các quốc gia đang gấp rút hoàn thiện quy định để bảo vệ người sử dụng khi tham gia các vũ trụ ảo metaverse...
Ảnh minh họa
Nhiều doanh nghiệp triển khai Metaverse tạo ra những cơ hội mới, đồng thời cũng tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến khía cạnh pháp lý

Chưa có định nghĩa chính thức về metaverse, nhưng thuật ngữ này đang được sử dụng phổ biến để chỉ vũ trụ ảo mà mọi người sẽ "sinh sống" và chơi ở đó. Hiện nay, nhờ công nghệ blockchain để tạo ra metaverse, các công ty công nghệ giống như đang tìm thấy "mỏ vàng" tiếp theo của Internet khi mạng xã hội và smartphone đã bão hòa.

Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu Mỹ như Meta, công ty mẹ của Facebook, đang dốc sức vào phát triển công nghệ metaverse, trong khi Microsoft đã ấn định mua lại Công ty phát triển game trực tuyến Activision để làm metaverse...

Tại Trung Quốc, nhiều hãng công nghệ hàng đầu muốn nắm lấy cơ hội này để tìm ra những cách thức mới nhằm thu hút người dùng trẻ. Các công ty công nghệ khổng lồ "Big Tech" đang hoàn thiện các mô hình kinh doanh của mình trên smartphone và mạng di động.

Alibaba năm nay cho biết họ có kế hoạch tung ra kính thực tế tăng cường (AR) cho các cuộc họp ảo. Tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, gã khổng lồ thương mại điện tử cũng đã tung ra một mô hình người ảo tên là Dong Dong, có khả năng trả lời các câu hỏi về sự kiện và quảng cáo các mặt hàng liên quan đến thế vận hội, sử dụng các cử chỉ và nét mặt giống như thật. Công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc Baidu đã tung ra một ứng dụng metaverse là XiRang, có thể chứa tới 100.000 người cùng một lúc...

Việc nhiều doanh nghiệp triển khai Metaverse trong cuộc sống hàng ngày sẽ có những cơ hội mới cho mọi người và các công ty để mở rộng hoạt động của họ. Đồng thời, các hoạt động này cũng tạo ra các nguy cơ liên quan đến các khía cạnh pháp lý khác nhau như vi phạm luật chống độc quyền, vi phạm quyền riêng tư, xâm hại tình dục... Những tác động toàn diện tổng thể của Metaverse đến nay vẫn còn khó đánh giá. Do vậy, chính phủ nhiều quốc gia đang tìm biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn những vấn đề pháp lý xảy ra.

Vào tháng 1-2022, Luật chống độc quyền mới cho các nền tảng Internet của Trung Quốc đã được đề xuất, trong khi luật bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được được thông qua. Bắc Kinh cũng đưa ra những quy định chặt chẽ để cắt giảm thời gian trẻ vị thành niên truy cập các trò chơi trực tuyến. Các nhà phân tích cho biết những quy định hiện hành này có thể sẽ được sử dụng để điều chỉnh các ứng dụng metaverse, ngay cả khi những quy định mới được đưa ra.

Cũng trong tháng 1-2-22, một “Dự luật an toàn trực tuyến” đã được chính phủ Anh soạn thảo để ngăn chặn nội dung bất hợp pháp và bảo vệ người dùng khỏi “tài liệu có hại”. Tuy nhiên, các dự án Metaverse cũng sẽ phải tuân theo dự luật và quy định nghiêm ngặt theo Financial TimesTại Trung Quốc, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đã bắt đầu đầu tư vào metaverse và bước đầu phát triển các ứng dụng trên nền tảng công nghệ này. Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley ước tính quy mô thị trường metaverse tại Trung Quốc có thể lên tới 52.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 8.000 tỷ USD.

Các nhà phân tích cho rằng metaverse sẽ được ứng dụng ban đầu trong các lĩnh vực như thực tế ảo (VR), game và mạng xã hội. Điều này có thể bao gồm mua vật phẩm ảo trong trò chơi hoặc tạo hình đại diện kỹ thuật số để tham gia các cuộc họp ảo. Điều này đặt ra thách thức về quản lý đối với chính phủ các quốc gia đối với hoạt động của các công ty phân phối metaverse. Tuy nhiên việc quản lý này không đơn giản vì các metaverse hoạt động theo công nghệ blockchain sẽ không phụ thuộc vào một doanh nghiệp đơn lẻ nào mà nằm trong dữ liệu của người dùng khắp nơi trên thế giới.

Các chuyên gia cho rằng, trong Metaverse phi tập trung, sẽ không dễ dàng để xác định ai chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu. Do đó, sẽ cần thiết để đánh giá xem ai là người chịu trách nhiệm trong trường hợp dữ liệu bị mất hoặc bị đánh cắp. Cần xác định cách các thông báo về quyền riêng tư của các thực thể khác nhau, được hiển thị cho người dùng. Tương tự, nó phải được đánh giá xem có thể đưa ra sự đồng ý như thế nào, đặc biệt là về dữ liệu nhạy cảm như dữ liệu về sinh trắc học, dữ liệu được thu thập từ trẻ vị thành niên...

A.H

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.