Chứng khoán đầu tuần lao dốc không phanh, sắc đỏ ngập tràn

Mở đầu phiên buổi sáng thi trường diễn biến khá ổn khi các chỉ số được kéo lên trên mốc tham chiếu trước sự nâng đỡ của hai nhóm cổ phiếu là dầu khí và ngân hàng. Nhưng đầu giờ chiều cổ phiếu không đỡ nổi lực kéo, đã khiến VN-Index mất hơn 40 điểm nhà đầu tư một lần nữa chứng kiến “ngày thứ 2 đen tối”.
Chứng khoán đầu tuần lao dốc không phanh, sắc đỏ ngập tràn
Chứng khoán đỏ lửa ngày thứ 2

Nếu như kết thúc phiên buổi sáng VN-Index giảm 3,44 điểm (0,23%) còn 1.492,58 điểm. Thanh khoản thị trường tăng so với phiên sáng thứ 6 tuần trước. Tổng giá trị giao dịch đạt 19.137 tỷ đồng, tăng gần 12%. Trong đó, giá trị giao dịch trên HoSE là 15.867 tỷ đồng khiến các nhà đầu từ khá vưng tâm thì đến 13h55 chiều thị trường chuyển sắc đỏ một cách nhanh chóng. VN-Index lao dốc 30 điểm về dưới 1.465 điểm với 426 mã giảm giá (trong đó có 78 mã giảm sàn) và chỉ có 65 mã tăng giá.

Nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoang mang lo sợ trước biến động mạnh của thị trường diễn ra như một chuỗi domino. Nhiều nhà đầu tư F0 một khi thấy lo ngại là bán, bán theo nhau trên diện rộng. VnIndex mất điểm nhanh chóng.

Tính đến 14h30, lực bán tháo tiếp tục mở rộng khiến VN-Index càng lao dốc mạnh hơn về dưới 1.454 điểm, tương đương giảm hơn 42 điểm (2,81%).

Kết phiên phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index lao dốc 43,18 điểm (2,89%) về mức 1.452,84 điểm. Sàn này có 446 mã giảm giá và chỉ 49 mã tăng giá. Trong đó số giảm sàn đột biến lên đến 128 mã, đồng nghĩa cứ 5 mã có giao dịch trên HOSE thì có 1 mã giảm sàn.

Nhóm vốn hóa lớn nhất VN30 có tác động tiêu cực nhất khi có đến 29/30 mã giảm; trong đó có 5 mã giảm sàn là GVR, KDH, SSI, POW và VRE. Ngoài ra các cổ phiếu trụ khác cũng giảm sâu như VHM, VIC hay VPB cũng tác động rất xấu lên VN-Index.

Số lượng cổ phiếu giảm có lúc lên đến 440 mã, trong đó khoảng 90 mã giảm hết biên độ. Màu xanh sàn chủ yếu xuất hiện ở những cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ, sau đó lan sang các mã vốn hoá lớn như: VRE, GAS, POW.

Các cổ phiếu "họ" Louis đang đồng loạt giảm sâu. TGG, BII, AGM, DDV, SMT, VKC, APG đều từ giá tăng chuyển sang mất hết biên độ, giảm 7% hoặc 10% tùy theo sàn TP.HCM hay Hà Nội. Đây đều là những cổ phiếu từng là hiện tượng của thị trường chứng khoán khi tăng trần liên tiếp trong giai đoạn nửa cuối năm 2021 sau đó đảo chiều giảm mạnh.

Nhóm cổ phiếu FLC Group vẫn bị mất thanh khoản sau vụ bán chui của ông Trịnh Văn Quyết. Các mã FLC, ROS, HAI, AMD, KLF chỉ khớp được vài trăm nghìn cổ phiếu đầu phiên và lượng dư bán vẫn hàng chục triệu cổ phiếu. Riêng mã ART có thanh khoản lớn với 20 triệu cổ phiếu được khớp nhưng vẫn ở trạng thái giảm sàn.

Áp lực bán tháo từ nhóm cổ phiếu bất động sản, nhóm cổ phiếu đầu cơ có liên quan đến FLC Group đã lan rộng ra thị trường theo hiệu ứng domino, qua đó khiến thanh khoản dâng cao.

Tổng giá trị khớp lệnh tăng 38% lên 34.593 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 39% đạt 29.198 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 200 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Kết thúc phiên giao dịch phiên đầu tuần, nhà đầu tư một lần nữa chứng kiến "thứ hai đen tối" khi mà thị trường chứng khoán hôm nay có đến 185 mã giảm sàn trong đó sàn HoSE có đến 125 mã sàn; HNX có 49 mã sàn và UpCOM có 10 mã giảm sàn. Nhà đầu tư quay cuồng khi danh mục chìm trong sắc đỏ.

Hồng Đức

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.