Tăng cường hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022

Trong thời gian trước đây, vì những lý do khác nhau, nhiều giá trị văn hóa pháp lý truyền thống của dân tộc đã bị mai một và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, bài bản. Điều này dẫn đến ý thức pháp luật của một bộ phận người dân còn thấp, gây ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội.
Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch thường xuyên tổ chức hỗ trợ pháp lý định kỳ cho các DN
Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch thường xuyên tổ chức hỗ trợ pháp lý định kỳ cho các DN

Trước tác động của đại dịch Covid-19, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã khẩn trương rà soát, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật gắn với tháo gỡ khó khăn cho DN, tổ chức, cá nhân của ngành trong bối cảnh dịch bệnh như:

Kiến nghị hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;

Đề xuất cho phép DN dịch vụ lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023 tại Nghị định số 94/2021/NĐ-CP ngày 28-10-2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31-12-2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Thực hiện sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15-12-2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch theo thủ tục rút gọn để giảm thời gian giải quyết hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 60 ngày xuống còn 30 ngày theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9-9-2021 về hỗ trợ DN, hợp tác xác, hộ kinh doanh trong bối cảnh Covid-19.

Hỗ trợ pháp lý cho DN là nhằm định hướng, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, giúp DN hoạt động và phát triển dựa trên một nền tảng pháp lý ổn định, chắc chắn, bền vững, lâu dài. Đặc biệt, văn hóa không chỉ là nền tảng, là tinh thần của dân tộc, mà còn động lực là tiềm năng để thúc đẩy phát triển kinh tế, là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Khi DN văn hóa tham gia thị trường thì sẽ có nhiều rủi ro pháp lý mà DN sẽ gặp phải nếu không nắm bắt được những quy định của pháp luật. Vì vậy, không thể thiếu việc hỗ trợ pháp lý cho DN lĩnh vực văn hóa. Đây là nhiệm vụ vô cùng cần thiết, quan trọng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương tới địa phương.

Do ảnh hưởng dịch Covid-19 diễn biến kéo dài nên không thể tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DN nhỏ và vừa, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa cũng như cho mạng lưới tư vấn viên pháp luật trên địa bàn. Cùng với đó, kinh phí hoạt động cũng là một rào cản đối với công tác này.

Để đảm bảo công tác hỗ trợ pháp lý cho DN đạt hiệu quả cao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm, thường xuyên định kỳ hàng năm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho DN, để các cán bộ, công chức hiểu rõ thêm những quy định mới ban hành để thực thi công vụ đạt hiệu quả cao; các cá nhân, tổ chức, DN cũng nắm vững hơn chính sách, pháp luật của Nhà nước để hoạt động của DN... được phát triển hơn, hạn chế được tối đa các rủi ro phát sinh.

Trước tác động của đại dịch Covid-19, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã khẩn trương rà soát, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật gắn với tháo gỡ khó khăn cho DN, tổ chức, cá nhân.

Ngô Sơn

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.