Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật - bài 3: Cập nhật cơ chế tài chính, đáp ứng yêu cầu đổi mới

Báo cáo của 25 bộ, ngành, đoàn thể trung ương và 63/63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, tập trung vào vướng mắc và bất cập của một số quy định liên quan tới chi xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Cần bổ sung quy định về mức chi để bảo đảm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng xã chuẩn tiếp cận pháp luật
Cần bổ sung quy định về mức chi để bảo đảm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng xã chuẩn tiếp cận pháp luật

Thông tư liên tịch số Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở đã tạo cơ sở pháp lý cho việc việc bảo đảm cho công tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật.

Để đưa pháp luật vào cuộc sống không thể thiếu được vai trò của chính quyền cấp xã, đây là cấp cuối cùng thực hiện quyền lực nhà nước đến người dân, nhất là trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã được hiến định.

Đặc biệt, thúc đẩy trách nhiệm của chính quyền cơ sở thực hiện các mục tiêu quan trọng như đã nói ở trên, phát huy trách nhiệm của mình trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, phát huy dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi trách nhiệm của mình ở cấp xã đối với các vấn đề chung ở địa phương mình, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Thông tư liên tịch đã bộc lộ những bất cập như: Một số quy định chưa bao quát đầy đủ các nội dung chi; việc dẫn chiếu áp dụng một số nội dung chi đến các văn bản quy định nội dung công việc tương tự còn chưa cụ thể nên khó vận dụng trong quá trình xây dựng định mức dự toán kinh phí của hoạt động; một số nội dung chi chưa có mức chi cụ thể; mức chi của một số hoạt động rất thấp, không còn phù hợp với thực tế nhất, là chi thuê dịch vụ và chi thù lao cho cán bộ làm công tác PBGDPL.

Bên cạnh đó, do ban hành từ năm 2014, nhiều nhiệm vụ mới phát sinh chưa được quy định tại Thông tư liên tịch như một số nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22-7-2021. Một số quy định còn khó khăn trong xác định nội dung chi cụ thể. Cụ thể, tại điểm e khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP quy định các nội dung chi: Chi biên soạn đề cương (hoặc bài giảng) giới thiệu Luật, Pháp lệnh; thông cáo báo chí, sách, đặc san, tài liệu chuyên đề pháp luật, tài liệu tham khảo, hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật để phát hành hoặc đăng tải trên website, trang thông tin điện tử và biên soạn chương trình giáo dục pháp luật, sách, tài liệu tham khảo, hướng dẫn giáo dục pháp luật trong nhà trường, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17-6-2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp (theo mức đối với ngành đào tạo đại học, cao đẳng). Đối với sách, tài liệu hệ thống hóa các văn bản pháp luật thực hiện theo mức chi đối với ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, việc thực hiện mức chi theo theo mức đối với ngành đào tạo đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp theo Thông tư số 123/2009/TT-BTC lại gồm các nội dung chi là: Chi xây dựng chương trình khung; chi xây dựng chương trình môn học; chi biên soạn chương trình; chi biên soạn giáo trình với các mức chi khác nhau nên khi áp dụng vào chi biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật còn khó khăn, lúng túng. Do đó, cần phải quy định cụ thể nội dung này.

Một Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 14 là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng xã chuẩn tiếp cận pháp luật, từ đó, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả triển khai công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, góp phần xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh tại cơ sở, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền.

Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ được giao theo luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan này trong việc tổ chức thi hành pháp luật tại cơ sở.

(Còn nữa)

So với, Quyết định 619/2017/TTg, thay vì bố trí kinh phí cho cấp xã còn nhiều chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành Quyết định 25/2021/TTg của Chính phủ quy định về xã phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật quy định, HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện tập trung bố trí kinh phí hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã thuộc các huyện nghèo trong triển khai thực hiện Quyết định này từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước. Đồng thời, khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bài 2: Tổ chức đánh giá trên các tiêu chí bảo đảm khách quan, thực chất Bài 2: Tổ chức đánh giá trên các tiêu chí bảo đảm khách quan, thực chất
Bài 1: Thống nhất theo các chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới Bài 1: Thống nhất theo các chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới

An Hùng

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.