Tập huấn trong công tác công nhận "tổ hòa giải 5 tốt"

Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” xuất phát từ việc Sở Tư pháp Hà Nội phối hợp với Thường Trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP xây dựng Chương trình phòng chống tội phạm của TP thí điểm trong năm 2002-2003. TP Hà Nội đã ban hành tiêu chí đánh giá công tác hòa giải ở cơ sở và hướng dẫn thủ tục công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt” trên địa bàn.
Hiện nay, Hà Nội có hơn 2.600 tổ hòa giải 5 tốt trên địa bàn hoạt động tích cực
Hiện nay, Hà Nội có hơn 2.600 tổ hòa giải 5 tốt trên địa bàn hoạt động tích cực

Với việc đưa ra 5 tiêu chí đã gắn trách nhiệm của chính quyền và hòa giải viên trong công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn TP mỗi năm đều đạt trên 80%. UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo gắn mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” với tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn. Đối với xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác hòa giải, thì ngoài tiêu chí chung thì phải có trên 50% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” cùng với đó là gắn tiêu chí đánh giá đơn vị cấp xã, cấp huyện thực hiện tốt công tác hòa giải. Hiện nay, Hà Nội có hơn 2.600 tổ hòa giải 5 tốt trên địa bàn hoạt động tích cực.

Tuy nhiên, việc thực hiện rà soát các tiêu chí đánh giá “Tổ hòa giải 5 tốt” vẫn còn một số vướng mắc do chưa được tập huấn về cách đánh giá, công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”. Cụ thể, nhiều vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân còn hạn chế nên phát sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Vì vậy, cần tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho các hòa giải viên. Theo đó, các cấp chính quyền cần tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn việc đánh giá công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”; tăng cường việc thực hành thông qua các tình huống, vụ việc cụ thể để hòa giải viên tự phát hiện vấn đề, tìm ra nguyên nhân mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi được hòa giải ở cơ sở.

A.H

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.