EuroCham công bố Sách Trắng ấn bản thứ 13

Ngày 25-11, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đồng tổ chức sự kiện “Gặp gỡ Châu Âu 2021: Quan hệ Việt Nam - EU và Lễ Ra mắt Sách Trắng 2021”.
EuroCham công bố Sách Trắng ấn bản thứ 13
Sự kiện quy tụ hơn 150 lãnh đạo các bộ ban ngành và cộng đồng doanh nghiệp cùng thảo luận về cách thức Chính phủ và khu vực tư nhân có thể phối hợp để thúc đẩy thương mại và đầu tư EU - Việt Nam trong giai đoạn 'bình thường mới' sau đại dịch

Sự kiện quy tụ hơn 150 lãnh đạo các bộ ban ngành và cộng đồng doanh nghiệp cùng thảo luận về cách thức Chính phủ và khu vực tư nhân có thể phối hợp để thúc đẩy thương mại và đầu tư EU - Việt Nam trong giai đoạn 'bình thường mới' sau đại dịch.

Sự kiện có sự hiện diện và phát biểu của bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam; ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham.

Sự kiện này cũng chứng kiến lễ ra mắt Sách Trắng EuroCham 2021 phiên bản lần thứ 13, ấn phẩm thường niên của EuroCham tập hợp ý kiến và khuyến nghị của hơn 1.200 doanh nghiệp thành viên.

EuroCham công bố Sách Trắng ấn bản thứ 13
Sự kiện này cũng chứng kiến lễ ra mắt Sách Trắng EuroCham 2021 phiên bản lần thứ 13, ấn phẩm thường niên của EuroCham tập hợp ý kiến và khuyến nghị của hơn 1.200 doanh nghiệp thành viên

Trong phiên bản Sách Trắng năm nay, 18 tiểu ban ngành nghề tổng hợp những kinh nghiệm hoạt động và chuyên môn quốc tế của họ tại nhằm đưa ra các khuyến nghị thiết thực đối với môi trường thương mại và đầu tư tại Việt Nam. Nếu được thực hiện, những khuyến nghị này có thể giúp Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau đại dịch và sẽ giúp Việt Nam trở thành một thị trường rộng mở, cạnh tranh và hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Các vấn đề này đã được thảo luận thông qua ba phiên đối thoại chuyên đề: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Các kiến nghị về Thương mại và Dịch vụ; và Phát triển Bền vững & Phục hồi kinh tế. Mỗi phiên họp đều bao gồm ý kiến của đại diện của các doanh nghiệp lớn của châu Âu cùng với phản hồi của các Bộ, Ban ngành về những khuyến nghị đã được nêu ra.

Trong phiên hai của sự kiện, Bộ Ngoại giao đã chủ trì cuộc đối thoại giữa các doanh nghiệp châu Âu và lãnh đạo các tỉnh thành. Với chủ đề ‘Gặp gỡ Châu Âu 2021’, lãnh đạo chính quyền địa phương đã nêu bật các cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Châu Âu, trong khi các doanh nghiệp như Decathlon, Bosch, Temix và Sanofi chia sẻ quan điểm về phát triển chiến lược tại Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, cho biết: “Giờ đây, với viêc bước sang một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống lại đại dịch, chúng ta nên bắt đầu tập trung vào tương lai. Mục tiêu của chúng tôi không còn chỉ là để tồn tại, mà là để phát triển. Có những cơ hội lớn cho thương mại và đầu tư giữa EU-Việt Nam sau đại dịch, với việc EVFTA mở ra việc cắt giảm dần thuế quan và mở cửa thị trường. Nếu chúng ta có thể khai thác toàn bộ tiềm năng của thỏa thuận này - thông qua quan hệ đối tác giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp - thì các công ty và người tiêu dùng ở cả hai phía sẽ cùng được hưởng lợi. Sách Trắng của EuroCham là một trong những công cụ có thể giúp đạt được điều này. Trong ấn phẩm lần thứ 13 này, các thành viên của chúng tôi đưa ra các khuyến nghị thực tiễn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam. Nếu được thực hiện, các đề xuất từ ​​18 Tiểu ban ngành nghề của chúng tôi sẽ giúp Việt Nam phục hồi nhanh chóng, góp phần thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư nhiều hơn từ châu Âu”.

Ngô Sơn

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.