Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.
Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế
Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế

Dự thảo Thông tư này áp dụng đối với thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa; các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Theo dự thảo, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch trong danh mục sau:

STT

Mã hàng

Mô tả mặt hàng

1

Chương 39

3926

20

90

Găng tay y tế

2

Chương 40

4015

11

00

Găng tay y tế

3

4015

19

00

Găng tay y tế

4

Chương 62

6210

10

90

Bộ trang phục phòng chống dịch (gồm quần áo, kính, khẩu trang y tế, mũ bảo hộ, găng tay, giày)

5

Chương 63

6307

90

40

Khẩu trang y tế

6

6307

90

90

Khẩu trang y tế

Dự thảo cũng nêu rõ, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022 đến ngày 31-12-2022 và thay thế Thông tư số 44/2020/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.

Dự thảo Thông tư này được soạn thảo nhằm tiếp nối các quy định tại Thông tư 44/2020/TT-BCT. Lý giải về cơ sở thực tế ban hành Thông tư 44/2020/TT-BCT, Bộ Công Thương nhận định rằng có thông tin về việc một số doanh nghiệp đang lợi dụng chủ trương tạm nhập, tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp khẩu trang y tế và đồ bảo hộ lao động. Nguy cơ này xuất hiện trong tình hình dịch bệnh dẫn đến nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế tăng cao.

Với cùng lý do đó, cơ quan soạn thảo cũng nhận định rằng diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chưa thể sớm kiểm soát, vẫn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp. Do vậy, dự thảo tiếp tục sử dụng biện pháp tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng này.

TQ

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.